Các dự án được chọn nằm ở các lĩnh vực khác nhau như năng lượng tái tạo, sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả, truyền tải điện, nông nghiệp, lâm nghiệp, phi carbon hóa trong ngành xây dựng, kinh tế tuần hoàn và quản lý chất thải. Đây đều là các dự án có tiềm năng mang lại lợi ích cho các cộng đồng trên khắp cả nước.
Theo Đại sứ Vương quốc Anh tại Việt Nam, điều này cho thấy tiềm năng lớn của khu vực kinh tế tư nhân trong việc góp phần giải quyết các vấn đề về khí hậu. Ngoài các khoản đầu tư, các kiến thức chuyên môn được chia sẻ cũng sẽ giúp các dự án tiến gần hơn đến việc tìm kiếm nhà đầu tư, từ đó sẽ giúp giảm lượng khí thải carbon ở các cộng đồng trên toàn quốc.
Các dự án đầu tiên tham gia chương trình CFA Việt Nam bao gồm:
Blue Planet Environmental Solutions: sản xuất khí sinh học từ rơm thông qua hệ thống ủ khô. Quá trình sản xuất khí sinh học có thể tạo ra năng lượng và bùn thải chất lượng tốt có thể sử dụng làm phân bón.
Control & Automation Solutions (CAS) chia thành 2 gói. Thứ nhất là dự án canh tác tuần hoàn trên mái nhà, tập trung vào việc phát triển và triển khai các giải pháp tiên tiến cho hoạt động canh tác trên mái nhà, các căn hộ đô thị và không gian xây dựng để thúc đẩy phát triển các khu vực xanh có năng suất cao ở các trung tâm đô thị lớn.
Thứ hai là dự án trang trại điện mặt trời - nông nghiệp tuần hoàn, tập trung vào việc triển khai các nhà kính công nghệ cao sử dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời và chất thải sinh học ở các vùng nông thôn.
Dat Bike: hãng xe mô tô điện nội địa đầu tiên của Việt Nam nhằm hướng đến sản xuất xe mô tô điện hiện đại, công nghệ cao cho thị trường đại chúng và phát triển cơ sở hạ tầng các trạm sạc pin bằng năng lượng mặt trời.
Deep C Green: mở rộng việc lắp đặt và vận hành các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà của những đơn vị thuê địa điểm trong khu công nghiệp; thông qua đó, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm lượng khí thải carbon cho khu công nghiệp Deep C.
Egreen Technology JSC: với dự án hệ thống máy phát điện chạy bằng khí sinh học, Egreen có thể giúp các trang trại cắt giảm lượng khí thải khí sinh học và giảm đáng kể chi phí điện năng.
Công ty cổ phần Môi trường công nghệ cao Hòa Bình với dự án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và kinh doanh chất thải, sản phẩm sau tái chế. Đây là dự án mở rộng từ giai đoạn 1 đã thành công.
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 4 với dự án tập trung xử lý, tái sử dụng tro bay từ nhiệt điện than để sản xuất gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và các loại gạch không nung khác, thay thế gạch đất sét nung truyền thống.
Công ty cổ phần vật liệu bền vững Việt Nam với dự án triển khai các biện pháp canh tác bền vững và nhằm mục đích tăng giá trị kinh tế của chuỗi giá trị tre ở Tây nguyên.
VRB Energy, một nhà sản xuất Vanadium Flow Battery (VFB). Pin Vanadium được lưu trữ bằng cách sử dụng chất lỏng để lưu trữ năng lượng pin tích hợp quy mô lớn, từ đó thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.44911709082303202-hna-gnab-ueirt-811-ort-iat-coud-man-teiv-na-ud-9/et-hnik/nv.vtv