vĐồng tin tức tài chính 365

Khoảng 30% bệnh nhân nội trú có thể phòng bệnh được

2023-03-29 17:31

Ngày 29.3, tại TP.HCM, Bộ Y tế tổ chức hội thảo về định hướng phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới.

Tại hội thảo, bà Đào Lan Hương, chuyên gia y tế cao cấp thuộc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trình bày nghiên cứu mới về số ca nhập viện có thể phòng tránh được ở Việt Nam qua phân tích sử dụng dữ liệu giám định chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2019, trên bệnh nhân mắc các bệnh cấp tính, mạn tính, các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin.

Phụ nữ nghèo mắc bệnh nhiều hơn?

Kết quả nghiên cứu chỉ ra, khoảng 30% các bệnh nhân nhập viện nội trú ở Việt Nam năm 2019 có thể dự phòng được qua tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu và dự phòng; nam giới nhập viện nhiều hơn nữ (trừ biến chứng của tăng huyết áp, bệnh mạch máu não, bệnh đái tháo đường và các biến chứng liên quan). Nhưng phụ nữ nhóm nghèo có tỷ lệ nhập viện cao hơn…

Nghiên cứu mới tại Việt Nam: Khoảng 30% bệnh nhân nội trú có thể dự phòng được - Ảnh 1.

Hội thảo định hướng phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới

DUY TÍNH

Theo đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu nhằm giúp xác định các can thiệp chăm sóc sức khỏe ban đầu ưu tiên, theo tuổi, giới, nhóm khó khăn…

Bà Trần Thị Mai Anh, Viện trưởng Viện Chính sách chiến lược Bộ Y tế cho rằng, có đến 80% người có bệnh cần được quản lý ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu và cộng đồng. Chỉ 15% người bệnh cần điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh và 5% người bệnh nặng cần chăm sóc ở bệnh viện hạng đặc biệt.

Y tế cơ sở đang khó khăn gì?

Tham luận tại hội nghị, ông Đoàn Minh Cương, Giám đốc Trung tâm y tế H.Lâm Hà (Lâm Đồng) cho biết, trung tâm này dù được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, chưa kịp với phát triển cả hệ điều trị và dự phòng.

Huyện có 16/16 trạm y tế xã có bác sĩ nhưng tỷ lệ này không bền vững vì có người xin nghỉ việc với nhiều lý do nhưng chưa được duyệt. 10 năm vừa qua chỉ tuyển được 3 bác sĩ.

Khó khăn về thực hiệc danh mục kỹ thuật, một số chuyên khoa chưa có, liên quan đến chứng chỉ hành nghề.

Nghiên cứu mới tại Việt Nam: Khoảng 30% bệnh nhân nội trú có thể dự phòng được - Ảnh 2.

Ông Đoàn Minh Cương, Giám đốc Trung tâm y tế H.Lâm Hà (Lâm Đồng)

DUY TÍNH

Theo ông Cương, về kinh phí hoạt động, hệ điều trị được cấp theo định mức, nhưng với cơ cấu giá hiện nay thì khó đảm bảo thu - chi. Còn hệ dự phòng chưa có quy định về định mức giá dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ chăm sóc sức khỏe nên quá trình triển khai thực hiện, dù có tiền nhưng không chi được.

Các chế độ chính sách theo các quy định chưa được hưởng đầy đủ. Các phụ cấp không còn phù hợp, gây bức xúc.

Để phát triển y tế cơ sở, ông Cương đề xuất cần có chính sách rõ ràng và đầy đủ, đảm bảo đủ điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất, chế độ chính sách cho nhân viên y tế cơ sở.

Theo thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện y tế cơ sở mới chỉ tập trung điều trị cho người bệnh, chưa có chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe người dân hay phát hiện sớm, giám sát, hướng dẫn điều trị các bệnh không lây nhiễm.

Hiện hệ thống y tế đối mặt nhiều thách thức như già hóa dân số, vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, điều trị bệnh không lây nhiễm ở người cao tuổi, các bệnh mới phát sinh...

Phải phát triển y tế cơ sở ra sao?

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, y tế cơ sở cần phát triển về mô hình, chức năng nhiệm vụ, cách thức hoạt động.

Mục tiêu phát triển của y tế cơ sở đến năm 2030 là phải đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ. Bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị giữa các cơ sở y tế trên địa bàn và với tuyến trên. 

Nghiên cứu mới tại Việt Nam: Khoảng 30% bệnh nhân nội trú có thể dự phòng được - Ảnh 3.

Người dân đi khám bệnh tại trạm y tế

DUY TÍNH

Định hướng đến năm 2045, xây dựng mạng lưới y tế cơ sở nhằm nâng cao năng lực cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu làm nền tảng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân. Để tất cả người dân đều có cơ hội tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng khi cần mà không phải chi trả chi phí y tế quá lớn. 

TP.HCM đề xuất 10 cơ chế, chính sách cho y tế cơ sở

Tại hội nghị, PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM kiến nghị 10 vấn đề để y tế cơ sở phát triển.

Thứ nhất, Bộ Y tế tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sớm thông qua luật Dự phòng và kiểm soát bệnh tật.

Thứ hai, có cơ chế, chính sách để tăng tỷ lệ bác sĩ đa khoa công tác tại y tế cơ sở.

Thứ ba, có cơ chế bắt buộc các bác sĩ mới tốt nghiệp phải có thời gian thực hành tại y tế cơ sở để được cấp chứng chỉ hành nghề.

Thứ tư, thực hiện phụ cấp ưu đãi nghề theo Nghị định 05 năm 2023 của Chính phủ cho nhân viên tuyến cơ sở từ nguồn ngân sách nhà nước (không từ nguồn thu của đơn vị).

Thứ năm, sớm có quy định phân bố trạm y tế theo quy mô dân số, không theo địa giới hành chính.

Thứ sáu, có cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng.

Thứ bảy, sớm có hướng dẫn mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế tại trạm y tế.

Thứ tám, Bộ Y tế sớm có hướng dẫn về chi trả chi phí cho hoạt động khám chữa bệnh từ xa.

Thứ chín, Bộ Y tế sớm có hướng dẫn để bảo hiểm xã hội đồng ý thanh toán chi phí đối với các dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đọc kết quả qua hệ thống PACS tại trạm y tế.

Thứ mười, kiến nghị Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam điều chỉnh cơ chế liên thông khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ bệnh viện tuyến tỉnh xuống trạm y tế để thu hút người dân khám chữa bệnh tại y tế cơ sở.

Xem thêm: mth.343114141923032581-coud-hneb-gnohp-eht-oc-urt-ion-nahn-hneb-03-gnaohk/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khoảng 30% bệnh nhân nội trú có thể phòng bệnh được”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools