Chiều 29-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội thảo tham vấn các đối tác quốc tế và tổ chức tín dụng trong nước về dự thảo đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt đề án).
Ông Lê Thanh Tùng, phó cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết dự kiến có 12.000 tỉ đồng được rót vào đề án. Trong đó 3.000 tỉ đồng từ vốn ngân sách nhà nước, 8.400 tỉ đồng vốn xã hội hóa, còn lại là từ các nguồn vốn khác.
Theo ông Tùng, khi tham gia vào đề án, nông dân sẽ được hỗ trợ 30% chi phí mua giống lúa trong bốn vụ đầu liên tiếp. Được vay ngân hàng không thế chấp tối đa 20 triệu/vụ sản xuất (thời gian vay trong 6 tháng) trong thời gian tham gia liên kết.
Một trong những mục tiêu cụ thể của đề án là từ nay đến năm 2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 500.000ha lúa chất lượng cao. Lợi nhuận bình quân của nông dân đạt trên 35%. Đến năm 2030, vùng sẽ đạt 1 triệu ha, lợi nhuận bình quân được nâng lên 40%.
Ông Nguyễn Quang Hùng, phó tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), cho biết đây là cơ hội để Agribank đóng góp vào đề án và mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, Agribank nhận thấy cho vay "tam nông" cũng như doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu lúa gạo luôn ở mức lãi suất thấp vì đây là những trường hợp ưu tiên theo quy định.
Ông Li Guo, chuyên gia cao cấp kinh tế nông nghiệp của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, cho biết WB đang thực hiện dự án hỗ trợ khoảng 40 triệu USD cho đề án 1 triệu ha lúa giảm phát thải.
Cùng với đó là dự án trị giá 60 triệu USD để phát triển thị trường tín chỉ carbon sau năm 2027, bên cạnh đó còn có chương trình hỗ trợ 20 triệu USD không hoàn lại để hỗ trợ đề án.
"WB mong muốn phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nhà tài trợ thực hiện các dự án ở Đồng bằng sông Cửu Long" - ông Li Guo nói.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam khẳng định đề án sẽ chuyển đổi căn bản hệ thống sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
"Việc này gắn với việc chuyển đổi tư duy sản xuất của nông dân về nông nghiệp nói chung và lúa gạo nói riêng, qua đó chuyển từ sản xuất lúa chất lượng cao nâng lên trình độ cao hơn mà ở đó gia tăng giá trị lúa gạo và phát triển bền vững.
Đề án không chỉ phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao mà còn nâng cao vai trò của hợp tác xã để trở thành các doanh nghiệp hướng đến sản xuất quy mô lớn.
TTO - Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, việc xây dựng 1 triệu ha lúa chất lượng cao không có nghĩa là quy hoạch cố định về mặt địa điểm, mà xây dựng dựa trên những tiêu chí cơ bản về lúa chất lượng cao và giảm phát thải nhà kính.
Xem thêm: mth.10063202292303202-53-nert-iol-es-nad-gnon-oac-gnoul-tahc-aul-ah-ueirt-1-na-ed/nv.ertiout