Thông tin được Tổng cục Thống kê đưa ra trong báo cáo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2022, công bố ngày 29-3. Nhiều nơi chi phí sinh hoạt đắt đỏ hay siêu rẻ ra sao?
Chi phí sinh hoạt Hà Nội đắt đỏ nhất, Quảng Trị rẻ nhất
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá sinh hoạt theo không gian là chỉ tiêu tương đối, phản ánh sự chênh lệch giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống hằng ngày của người dân giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, giữa các vùng kinh tế - xã hội trong một thời gian nhất định. Thông thường, mỗi năm Tổng cục Thống kê sẽ công bố chỉ số này một lần.
Báo cáo chỉ số giá sinh hoạt theo không gian năm 2022 ghi nhận Hà Nội dẫn đầu 63 tỉnh, thành phố trên cả nước về chỉ số giá sinh hoạt đắt đỏ.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp cơ quan thống kê ghi nhận Hà Nội có giá cả sinh hoạt đắt đỏ nhất cả nước, tiếp đó là các địa phương Quảng Ninh, TP.HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trong khi đó, 5 tỉnh, thành phố có chi phí sinh hoạt hằng ngày rẻ nhất cả nước xếp theo thứ tự trong năm 2022 gồm: Quảng Trị, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, và Nam Định.
Các tỉnh, thành phố có mức giá thấp nhất trong cả nước phần lớn là những địa phương có giá các mặt hàng trong nhóm ăn và dịch vụ ăn uống; may mặc, mũ nón và giày dép; nhà ở, tiền thuê nhà; thiết bị và đồ dùng gia đình; giao thông; bưu chính, viễn thông; dịch vụ giáo dục; dịch vụ vui chơi, giải trí ở mức thấp.
Sự chênh lệch trong chi tiêu giữa người dân ở địa phương có chi phí đắt đỏ nhất với địa phương có chi phí sinh hoạt thấp nhất cả nước như sau: khi mua cùng nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, nếu người dân Hà Nội phải chi trả 100 đồng/1 sản phẩm, dịch vụ thì người dân sống tại Quảng Trị chi trả khoảng 86,8 đồng/1 sản phẩm, dịch vụ.
Giá nhiều nhóm hàng thiết yếu tại TP.HCM rẻ hơn Hà Nội đắt đỏ
Và nếu so với Hà Nội đắt đỏ, chi phí sinh hoạt một số nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tại TP.HCM rẻ hơn. Ví dụ giá các sản phẩm may mặc, mũ nón và giày dép ở TP.HCM chỉ bằng 78,07% giá bán tại Hà Nội; tương tự chi phí dịch vụ văn hóa, giải trí và du lịch bằng 91,72%; giá các thiết bị đồ dùng gia đình 94,43%.
Các yếu tố làm cho giá một số loại hàng hóa thiết yếu tại TP.HCM rẻ hơn Hà Nội, theo lý giải của Tổng cục Thống kê là do nguồn cung hàng hóa dồi dào và tổ chức kết nối cung cầu bán lẻ hàng hóa tốt hơn.
Mức độ đắt đỏ trong sinh hoạt của người dân các tỉnh, thành phố những năm qua được Tổng cục Thống kê xác lập dựa trên ghi nhận giá cả của 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính.
Đó là các nhóm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống và thuốc lá; thuốc và dịch vụ y tế; may mặc, mũ nón, giày dép; nhà ở, điện nước, chất đốt; vật liệu xây dựng; thiết bị đồ dùng gia đình; giáo dục; giao thông; văn hóa giải trí và du lịch; hàng hóa dịch vụ khác.
Xét rộng hơn ở không gian cấp vùng, trong năm 2022, chi phí sinh hoạt của người dân Đồng bằng sông Hồng đắt đỏ nhất, tiếp đó là vùng trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
TTO - Giá cả các mặt hàng đồng loạt tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 vừa được Tổng cục Thống kê công bố lại giảm 0,04% so với tháng trước.
Xem thêm: mth.1423756003303202-mch-pt-hnin-gnauq-al-ned-peit-coun-ac-tahn-od-tad-ion-ah-o-gnos/nv.ertiout