vĐồng tin tức tài chính 365

Chấn chỉnh tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh

2023-03-31 07:22

Sự việc giáo viên (GV) Trường THCS Nguyễn Văn Bứa (huyện Hóc Môn, TP.HCM) cho rằng bị hiệu trưởng “ép” huy động học sinh (HS) tham gia hoạt động ngoại khóa khiến dư luận xôn xao trong thời gian qua. Đặc biệt, dư luận cũng quan tâm đến mức chi hỗ trợ mỗi GV sẽ được hưởng 10.000 đồng/HS theo tin nhắn của hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Bứa.

Tạm dừng chương trình ngoại khóa

Tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.HCM, chiều 30-3, ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết việc tổ chức hoạt động ngoại khóa là việc làm cần thiết cho hoạt động giáo dục, đặc biệt đối với chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất, HS phải được tiếp cận với thực tế.

Tôi tham gia vì muốn đi cùng các con để quản lý, giám sát. Đặc biệt, với HS lớp 9, tôi đi vì muốn lưu lại kỷ niệm đẹp với học trò.

Việc tham gia là trách nhiệm đối với phụ huynh, với học trò và với công việc.

Thầy TRẦN HẢI ĐĂNG, GV Trường THCS Lý Tự Trọng, quận Gò Vấp, TP.HCM

Hoạt động này có thể tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp và ngoài nhà trường. Để tổ chức nhà trường, phải xây dựng kế hoạch dựa trên hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.

Theo ông Minh, trước đó Sở GD&ĐT có ban hành Văn bản 1179 về việc rà soát chấn chỉnh hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm, hướng nghiệp. Tuy nhiên, ông Minh cũng thừa nhận ở một số đơn vị vẫn tổ chức chưa đúng quy định, gây bức xúc. Vấn đề này ngành giáo dục sẽ chấn chỉnh.

“Sở GD&ĐT đã trao đổi với Phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn về sự việc trên. Theo đó, Phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn đã làm việc với Trường THCS Nguyễn Văn Bứa trong ngày 29-3. Sau khi làm việc, Phòng GD&ĐT huyện Hóc Môn đã yêu cầu tạm dừng tổ chức buổi ngoại khóa để rà soát và kiểm điểm lại kế hoạch tổ chức, thực hiện sao cho đúng theo quy định” - ông Minh nói thêm.

Cũng theo Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường dựa trên sự thỏa thuận với phụ huynh, phải có kế hoạch bài bản chứ không phải muốn là tổ chức, đặc biệt phải được Phòng GD&ĐT phê duyệt kế hoạch trước khi triển khai.

“Hoa hồng” để bồi dưỡng cho GV tham gia

Trong tin nhắn hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Bứa gửi cho GV có nội dung khiến nhiều người xôn xao: “Bên du lịch họ sẽ mời 1 xe là hai GV cùng đi và gửi lại cho GV chủ nhiệm 10.000 đồng/HS”.

Liên quan đến vấn đề này, một hiệu trưởng nói: “Công ty cho mỗi GV 10.000/HS, thầy hiệu trưởng công khai với mỗi GV là việc nên làm. Tuy nhiên, thầy đã không đúng khi đưa việc này xem xét vào đánh giá thi đua”.

Chấn chỉnh tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh ảnh 1
Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, phát biểu tại buổi họp báo
chiều 30-3. Ảnh: THÀNH NHÂN

Theo vị hiệu trưởng này, trong hoạt động giáo dục nếu không cho HS ra ngoài sẽ chỉ gói gọn trong bốn bức tường. Do đó, nhà trường tổ chức các chương trình ngoại khóa để HS trải nghiệm thực tế.

Trước khi tổ chức chuyến đi, nhà trường cũng phải rà soát xem địa điểm có phù hợp, có an toàn không. Tuy nhiên, thực tế tất cả đều tiềm ẩn yếu tố nguy hiểm và rủi ro. Do đó, khoản tiền này dùng để bồi dưỡng thêm cho GV vì họ đã dành thời gian cả ngày quán xuyến, chăm sóc, quản lý các em, cùng với trường và công ty đảm bảo chuyến đi an toàn.

Đồng quan điểm, nguyên hiệu trưởng một trường tiểu học ở quận 3 cho hay: “Khoản tiền này giống như tiền bồi dưỡng thêm cho GV. Bởi nếu không tham gia hoạt động ngoại khóa, GV sẽ chỉ phải dạy một buổi sáng, chiều sẽ được nghỉ ở nhà. Tuy nhiên, khi tham gia chương trình, họ phải đi nguyên ngày, phải chăm sóc, chịu trách nhiệm về HS trong chuyến đi. Tiền này dùng để bồi dưỡng ngoại khóa cho GV đã tham gia”.

Trường tiểu học không tổ chức cho học sinh trải nghiệm ngoài TP

Sở GD&ĐT đề nghị việc tổ chức phải đảm bảo tính thiết thực, gắn với mục tiêu, nội dung giáo dục cụ thể, phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông; chú trọng công tác an toàn, hiệu quả trong quá trình tổ chức; hạn chế tổ chức toàn trường, nhiều khối hoặc quá đông học sinh trong cùng một thời điểm.

Đối với các hoạt động thuộc chương trình, ở bậc tiểu học sở quy định phải được thực hiện thông qua bốn loại hình chủ yếu là sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ.

Việc tổ chức theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp, tổ chức trong và ngoài lớp học, trong và ngoài nhà trường. Đặc biệt, sở lưu ý trong quá trình tổ chức trường cần đảm bảo an toàn cho HS tham gia và không tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS tiểu học ra khỏi TP.HCM.

Ở bậc trung học, sở yêu cầu các trường đổi mới nội dung chủ đề phù hợp với xã hội như nghề tương lai trong cách mạng 4.0, giao tiếp mạng xã hội, văn hóa giao thông, văn hóa gia đình…

Sở GD&ĐT TP.HCM nhắc nhở các trường việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, tiết học ngoài trường được thực hiện trên tinh thần tự nguyện, công khai.

Sở GD&ĐT TP.HCM

NGUYỄN QUYÊN

Xem thêm: lmth.474627tsop-hnis-coh-ohc-aohk-iaogn-gnod-taoh-cuhc-ot-hnihc-nahc/nv.olp

“Chấn chỉnh tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools