vĐồng tin tức tài chính 365

Kỳ cuối: Thần đồng piano và 15 năm trầm cảm

2024-03-02 03:34

Nỗ lực viết tiếp ước mơ của người thầy

Sinh năm 1968 tại TP. Thượng Hải, Trung Quốc, đúng vào giai đoạn xảy ra Cách mạng Văn hóa ở nước này, cuộc sống khó khăn, cha mẹ ly dị khi Khổng Tường Đông mới 13 tuổi, cậu và người em cùng mẹ về sống trong gian bếp chỉ vài mét vuông ở Thượng Hải.

Thời điểm này, dù phải vất vả mưu sinh nhưng với niềm đam mê âm nhạc, mẹ của Khổng Tường Đông vẫn tạo mọi điều kiện để hướng con trai gắn bó với chiếc đàn dương cầm từ khi cậu bé mới lên 5. Sau này, khi đã nổi tiếng, trong một lần trả lời phỏng vấn, Khổng Tường Đông nhớ lại: "Nếu không có mẹ tôi, sẽ chẳng có nghệ sĩ Khổng Tường Đông như hôm nay".

Lên 10 tuổi, Khổng Tường Đông được nhận vào lớp piano của các bé tiểu học ở Nhạc viện Thượng Hải. Sau bao nỗ lực, quyết tâm của cả mẹ lẫn con, 14 tuổi Khổng Tường Đông vào trung học và được nghệ sĩ piano nổi tiếng Trung Quốc thời ấy là Phạm Đại Lôi tận tình hướng dẫn. Có những ngày hai thầy trò miệt mài bên chiếc đàn dương cầm chẳng kể Đông sang hay Hạ đến suốt 14 tiếng, khiến nhiều người nể phục.

Sau khi đoạt giải nhất cuộc thi piano toàn quốc do Bộ Văn hóa Trung Quốc tổ chức vào tháng 2/1985, một năm sau đó ở tuổi 18, Khổng Tường Đông đã tổ chức buổi hòa nhạc của riêng mình tại Thượng Hải, giành huy chương đồng tại Cuộc thi piano quốc tế Tchaikovsky lần thứ 8 tại Moscow (Liên Xô khi ấy) và xuất sắc giành hạng 4 trong cuộc thi piano quốc tế tổ chức tại Tây Ban Nha.

20 tuổi, Khổng Tường Đông được chọn vào Học viện Âm nhạc Curtis danh tiếng của Mỹ với hàng loạt giải thưởng quốc tế giành được sau đó, trở thành nghệ sĩ trẻ nhất Trung Quốc được vinh danh tại các buổi biểu diễn ở những trung tâm nghệ thuật lớn tại New York (Mỹ). Cùng năm, anh được xướng tên với thứ hạng cao nhất trong cuộc thi piano quốc tế tổ chức tại Mỹ, là người thể hiện xuất sắc nhiều tác phẩm gai góc, trong đó có bản Sonata thứ 2 của Robert Muczynski. Thành tích nối tiếp vinh quang, ở tuổi 20 Khổng Tường Đông trở thành niềm tự hào của người dân Trung Quốc trong lĩnh vực âm nhạc cổ điển, lưu diễn trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ... Tờ The New York Times không tiếc lời ca ngợi tài năng piano họ Khổng chơi nhạc với sự uyển chuyển, thanh thoát, ngay cả ở những tác phẩm được đánh giá là khó thể hiện nhất.

Xốc lại tinh thần

Đang trong thời kỳ đỉnh cao, năm 1997 Khổng Tường Đông trở về Trung Quốc bắt tay vào sự nghiệp giáo dục âm nhạc. Anh hóm hỉnh ví von: "Họ Khổng của tôi cũng có ý nghĩa của nó..." và thành lập Trung tâm Âm nhạc - Nghệ thuật Khổng Tường Đông tại TP. Thượng Hải với hơn 20 chi nhánh trên khắp Trung Quốc, ngoài Thượng Hải còn có Bắc Kinh, Hợp Phì, Tây An, Thâm Quyến... đồng thời trở thành giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Sư phạm Tân Cương, Đại học Sư phạm Giang Tây..., trở thành khách mời danh dự tại các buổi hòa nhạc kỷ niệm những sự kiện lớn của Trung Quốc.

Đến đây, cứ ngỡ sự nghiệp của thần đồng tiếp tục bay cao nhưng từ tháng 9/2008, Khổng Tường Đông đột nhiên biến mất khi sức khỏe tinh thần ngày càng xấu đi, khiến anh dần kiệt quệ về thể xác kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Đến khi chứng trầm uất ngày càng trở nặng, vì mất ngủ, thân hình anh cũng ngày càng béo phì. Khổng Tường Đông cự tuyệt tất cả các mối giao tiếp, từ chối tất cả mọi cơ hội biểu diễn, tự thu mình lại trong phòng, điện thoại cũng đổi số đến 21 lần để tránh bạn bè có thể định vị. Suốt hơn 3 tháng anh chẳng ra khỏi phòng, người mẹ vì xót con suốt khoảng thời gian này mỗi ngày đều cơm đưa, nước rót mang tới tận cửa phòng cho anh. Mệt mỏi là thế nhưng Khổng Tường Đông quyết không rời xa âm nhạc, mối tri âm duy nhất bầu bạn với anh cho đến mãi đến 15 năm sau, anh mới quay lại với ánh đèn sân khấu, tìm lại bản thể của mình.

Từng có ý định tự tử nhưng âm thanh réo rắt và những tràng vỗ tay vang dội lại đưa Khổng Tường Đông trở về thực tại khiến anh tự nhủ rằng "mình phải xốc lại một khởi đầu mới".

Tháng 11/2023, Khổng Tường Đông quay trở lại với ánh đèn sân khấu, tiếp tục luyện piano 6-8 tiếng/ngày. "Giờ đây, sau những vinh quang lẫn mệt mỏi, tôi đã có thể an nhiên tự tại với bản thân, không còn gì phải lo lắng nữa. Có thể tiếp tục luyện tập piano mỗi ngày và dùng bữa cùng mẹ có lẽ là khoảng thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi", anh chia sẻ.

Kỳ 4: Bi kịch trưởng thành của một thần đồng nổi tiếng Trung Quốc
(CATP) Nổi tiếng một thời ở Trung Quốc với trí nhớ siêu phàm: 4 tuổi hoàn tất chương trình cấp II, 4 năm sau bước chân vào trường cấp III danh tiếng nơi quê nhà và trở thành sinh viên trẻ nhất tỉnh Hồ Nam ở tuổi... 13! Tai tiếng tiếp nối khi thần đồng một thời không biết tự xúc cơm ăn, được người mẹ cuồng thành tích chu toàn mọi việc phải lang thang, vật vờ khắp các tỉnh thành, để rồi cuối cùng mất vì trọng bệnh khi chưa đến 40 tuổi.
 
NGUYỄN XUÂN (theo Sohu)

Xem thêm: lmth.094951_mac-mart-man-51-av-onaip-gnod-naht-iouc-yk/et-couq/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:Vụ án

“Kỳ cuối: Thần đồng piano và 15 năm trầm cảm”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools