DA thủy điện Tr’hy do Công ty CP Tài chính và Phát triển năng lượng (FED) làm chủ đầu tư. Theo lãnh đạo UBND huyện Tây Giang, từ tháng 10/2023, sau khi tiếp nhận thông tin vụ xâm hại rừng để thi công đường dây 110kv của DA thủy điện Tr’Hy, UBND H.Tây Giang và các cơ quan, ban ngành đã tiến hành kiểm tra, khám nghiệm toàn bộ hiện trường vụ phá rừng trái pháp luật, thực hiện một số hoạt động điều tra cá nhân, tổ chức có liên quan.
Theo điều tra, diện tích và trữ lượng gỗ rừng tự nhiên bị thiệt hại do thi công móng trụ, mở đường công vụ và phát hành lang tuyến với diện tích rừng tự nhiên bị thiệt hại là 2,2257ha. Trong đó, diện tích rừng phòng hộ (RPH) là 1,146ha; rừng sản xuất là 1,0797ha. Có 0,4791ha do BQL RPH H.Tây Giang quản lý và 1,7466ha còn lại do UBND các xã quản lý.
Số gỗ còn lại tại hiện trường là 106,786m3/380 cây. Ngoài diện tích rừng tại H.Tây Giang bị triệt hạ thì ở khu vực thuộc H.Đông Giang cũng bị xâm hại khi thi công đường dây 110kv. Có 0,0235ha với gỗ còn lại tại hiện trường 6,508m3/15 cây. Diện tích rừng này do UBND xã Mà Cooih (H.Đông Giang) quản lý.
Hạt Kiểm lâm, Công an H.Tây Giang và các cơ quan chức năng xác định, thời gian xảy ra vụ việc phá rừng diễn ra từ tháng 11/2019 và kéo dài đến tháng 9/2023.
Ngày 25/12/2023, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam có công văn về việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất rừng đối với hạng mục đường dây điện 110kV DA thủy diện Tr’hy chưa được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương.
Sau khi xảy ra vụ việc, ngày 10/01/2024, Tổng Giám đốc Công ty CP Tài chính và Phát triển năng lượng có công văn gửi UBND H.Tây Giang cam kết trồng rừng khắc phục hậu quả; xin được chấp nhận khắc phục biện pháp xử phạt hành chính; đồng thời xin được tạo điều kiện để tiếp tục thi công DA để nhằm sớm hoàn thành, đấu nối vào lưới điện quốc gia.
Sau khi khởi tố vụ án, Hạt Kiểm lâm H.Tây Giang chuyển hồ sơ sang Cơ quan CSĐT Công an H.Tây Giang để tiếp tục điều tra, xử lý.
DA thủy điện Tr’hy có công suất 30MW, được UBND tỉnh Quảng Nam cấp giấy chứng nhận đầu tư năm 2007 và khởi công xây dựng năm 2008.
Sau gần 16 năm triển khai và 5 lần xin gia hạn nhưng đến nay DA chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng. Nguyên nhân do chủ đầu tư thi công dàn trải, nhỏ lẻ, không tập trung để thực hiện.
Quá trình thi công, chủ đầu tư và các đơn vị nhiều lần làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của người dân khiến bà con bức xúc, kiến nghị, phản ánh; gây tác động đến môi trường rừng.
Xem thêm: lmth.994951_neid-yuht-yad-gnoud-gnoc-iht-ed-gnur-ahp-uv-ot-iohk/et-hnik-hnin-na/nv.moc.nagnoc