Nicaragua kiến nghị ICJ, còn được gọi là Tòa án Thế giới, ban hành các biện pháp khẩn cấp yêu cầu Berlin ngừng viện trợ quân sự cho Israel và đảo ngược quyết định ngừng tài trợ cho UNRWA.
Bộ Ngoại giao Đức chưa phản hồi đề nghị bình luận.
ICJ thường ấn định ngày xem xét yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp trong vòng vài tuần kể từ khi đơn kiện được nộp.
Trong đơn kiện, Nicaragua cho rằng Đức vi phạm Công ước diệt chủng năm 1948 và Công ước Geneva năm 1949 về luật chiến tranh tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine.
“Với việc gửi thiết bị quân sự và cắt tài trợ cho hoạt động của UNRWA nhằm cung cấp hỗ trợ thiết yếu cho dân thường, Đức đang tạo điều kiện cho việc thực hiện tội ác diệt chủng”, Nicaragua viết trong hồ sơ pháp lý của mình.
Các nước tài trợ lớn cho UNRWA , bao gồm Mỹ và Đức, đã ngừng hỗ trợ cơ quan này sau khi Israel cáo buộc khoảng 12 trong số hàng chục nghìn nhân viên người Palestine của UNRWA liên quan đến vụ tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10.
Đơn kiện của Nicaragua cho rằng cần áp dụng biện pháp khẩn cấp vì Berlin "tham gia vào cuộc diệt chủng đang xảy ra và vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế" ở Dải Gaza .
Đơn kiện được xây dựng dựa trên vụ Nam Phi kiện Israel với cáo buộc phạm tội diệt chủng đối với người Palestine ở Dải Gaza.
Tháng trước, ICJ kết luận cáo buộc của Nam Phi là không hợp lý và ra lệnh áp dụng các biện pháp khẩn cấp, bao gồm yêu cầu Israel dừng mọi hành động có thể cấu thành tội diệt chủng ở Dải Gaza.
Israel bác bỏ cáo buộc diệt chủng và cho rằng họ có quyền tự vệ.
Theo hiệp ước diệt chủng, các quốc gia không được phạm tội diệt chủng, có nghĩa vụ ngăn chặn và trừng phạt bất kỳ hành vi diệt chủng nào có thể xảy ra. Hành vi đồng lõa với tội diệt chủng và ý định diệt chủng cũng bị coi là vi phạm hiệp ước.
Theo các chuyên gia của Liên Hợp Quốc, Đức và Mỹ là những quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất sang Israel.
Xem thêm: nhc.433609261203042881-ioig-eht-na-aot-nel-cud-neik-augaracin/nv.fefac