vĐồng tin tức tài chính 365

Thoát nạn đám cháy nhờ chuẩn bị trước các tình huống xấu

2024-03-04 09:39
Người dân phá “chuồng cọp” giải cứu ba người trong gia đình chị Q. vào sáng 4-7-2023  - Ảnh cắt từ clip do người dân ghi lại

Người dân phá “chuồng cọp” giải cứu ba người trong gia đình chị Q. vào sáng 4-7-2023 - Ảnh cắt từ clip do người dân ghi lại

Kinh nghiệm thoát nạn từ những vụ việc này cho thấy không chỉ trông chờ vào sự may mắn mà ở đó là ý thức, kiến thức trong phòng cháy chữa cháy (PCCC).

Câu chuyện của 6 người thoát nạn

Cận Tết, nhiều người đi qua con hẻm trên đường Lê Văn Sỹ (quận 3) chứng kiến căn nhà ba tầng bị ám khói đen mà không khỏi giật mình. Đây là hiện trường vụ hỏa hoạn khoảng 1h sáng 26-1, nơi có sáu người dân sinh sống và tất cả đều thoát nạn an toàn.

Chị H.H.P.A. - một trong những người thoát nạn - cho hay theo dõi một số vụ cháy nhà gây hậu quả nghiêm trọng trước đây, chị đã bàn với gia đình về phương án thoát nạn nếu chẳng may gặp sự cố cháy.

Nghĩ là làm, chị A. cho thay ổ khóa lên sân thượng bằng chốt gài trong để có thể mở cửa ngay mà không lúng túng đi tìm chìa khóa khi có cháy. Tiếp đến chị A. lên sân thượng trước sau quan sát trường hợp lỡ có cháy thì thoát nạn như thế nào và phương án tối ưu được đưa ra là "leo qua nhà hàng xóm".

Khoảng 1h sáng 26-1, vợ chồng chị cùng hai con đang ngủ trong phòng tại tầng 2, hai em của chị ở trong phòng khác cũng tại tầng 2 và xảy ra cháy từ tầng trệt. Em của chị A. ngửi thấy mùi khét liền báo động cho cả nhà.

Bình tĩnh, chị A. và người thân nhanh chóng lấy quần áo vào nhà vệ sinh nhúng nước rồi thoát nhanh lên sân thượng. Em của chị A. có mang theo chìa khóa nhà nên ném chìa khóa xuống cho người hàng xóm mở cửa kiểm tra thì thấy khói dày đặc trong nhà.

Khi khói lửa bùng lớn, khói bốc lên sân thượng, sáu người trong nhà chị thoát sang mái tôn nhà bên cạnh và được hàng xóm hỗ trợ đưa vào nhà an toàn. Lực lượng cảnh sát kịp thời đến nơi cứu hỏa, dập tắt đám cháy.

Sau vụ cháy, chị A. nhận định nguyên nhân cháy có thể do chập điện ở khu vực tầng trệt. Vì vậy việc rút dây cắm các thiết bị điện không sử dụng là cần thiết, đồng thời nên lắp thiết bị báo khói ở những khu vực có nguy cơ cao như nhà bếp, phòng thờ có thắp nhang... Bên cạnh đó nên tham gia tất cả các khóa huấn luyện về PCCC ở trường, ở địa phương, ở công ty nếu có.

"Kiến thức học được có thể cứu mạng mình và nhiều người. Khi xảy ra cháy cần hết sức bình tĩnh, quan sát tình hình triển khai phương án thoát nạn phù hợp, đặt sự an toàn tính mạng lên trên hết" - chị A. nói.

Anh Ngọc Quí (hàng xóm gia đình chị Q.) cho biết vào tháng 10-2023, tổ liên gia an toàn PCCC đã triển khai lắp còi và đèn kết nối với hệ thống báo động tại một số hộ dân quanh khu vực nhà anh ở - Ảnh: NGỌC KHẢI

Anh Ngọc Quí (hàng xóm gia đình chị Q.) cho biết vào tháng 10-2023, tổ liên gia an toàn PCCC đã triển khai lắp còi và đèn kết nối với hệ thống báo động tại một số hộ dân quanh khu vực nhà anh ở - Ảnh: NGỌC KHẢI

Tháo bỏ "chuồng cọp" sau vụ cháy nhà

Chị T.T.K.Q. nhớ rõ lúc ba người trong nhà chị thoát khỏi hỏa hoạn tại căn nhà trong hẻm ở phường Thới An (quận 12). 6h sáng 4-7-2023, khi vợ chồng chị cùng con ngủ ở tầng 1 thì phát hiện tầng trệt đang cháy, khói bốc lên.

Vợ chồng chị cùng con chạy ra ban công thì lối thoát đã vây kín bởi rào sắt "chuồng cọp". "Mình biết tài sản không thể nào giữ được gì rồi, giờ quan trọng là làm sao thoát khỏi đám cháy" - chị Q. nói.

Nghe vợ chồng chị Q. kêu cứu, một số người dân trong khu vực hô hoán tìm cách phá "chuồng cọp" cứu người cũng như tìm cách chữa cháy.

Lực lượng chức năng địa phương cùng cảnh sát PCCC đã dập tắt đám cháy sau đó. Cả ba người trong gia đình chị Q. được đưa đến bệnh viện, may mắn cả ba đều ổn định.

Chị Q. cho biết trước khi xảy ra vụ cháy, chị chưa từng nghĩ nhà mình sẽ có lúc cháy cũng như chưa có phương án nào khi không may cháy nhà. Sau vụ cháy, nhà chị đã tháo bỏ "chuồng cọp", trang bị bình chữa cháy, thang dây...

Nhà chị cũng lắp ống dẫn nước lên ban công đề phòng trường hợp lỡ có cháy thì có nước để nhúng khăn che mũi và miệng, hạn chế việc hít phải khói.

Sau vụ cháy, chị Q. rút ra bài học là cần tăng cường thêm kiến thức về phòng cháy cũng như cần phải cẩn trọng hơn trong việc sử dụng các thiết bị điện, không sạc điện thoại qua đêm.

Anh Trần Ngọc Quí - một trong những người hàng xóm tham gia giải cứu gia đình chị Q. - cho biết kinh nghiệm rút ra là mỗi người phải trang bị kiến thức PCCC và thoát hiểm. Bên cạnh đó trong nhà cần có thiết bị hỗ trợ chữa cháy và thoát hiểm (như bình chữa cháy, búa, xà beng...).

Hơn 70% vụ cháy do sự cố thiết bị điện trong nhà

Theo thống kê của Phòng cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM, trong năm 2023 TP.HCM xảy ra 493 vụ cháy, làm 11 người chết, 12 người bị thương, giảm 142 vụ so với năm 2022. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự cố các hệ thống, thiết bị điện (chiếm 72,3%).

Cháy xưởng nệm ở Hóc Môn khói đen trờiCháy xưởng nệm ở Hóc Môn khói đen trời

Sau nhiều tiếng nổ phát ra, xưởng nệm ở huyện Hóc Môn (TP.HCM) bốc cháy dữ dội, cột khói cao hàng chục mét.

Xem thêm: mth.73945718040304202-uax-gnouh-hnit-cac-court-ib-nauhc-ohn-yahc-mad-nan-taoht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thoát nạn đám cháy nhờ chuẩn bị trước các tình huống xấu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools