vĐồng tin tức tài chính 365

Vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan ra tòa

2024-03-06 09:21

Phiên tòa do thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa Hình sự TAND TP.HCM) làm chủ tọa, dự kiến kéo dài đến 29.4.

79/86 bị cáo có mặt tại phiên tòa

Trong buổi sáng, chủ tọa bắt đầu kiểm tra lý lịch 86 bị cáo. Tuy nhiên, chỉ có 79 bị cáo có mặt. 7 bị cáo vắng mặt gồm: bị cáo Trần Văn Nhị (Phó giám đốc Công ty TNHH hãng kiểm toán và định giá ATC chi nhánh TP.HCM) xin xét xử vắng mặt vì sức khỏe yếu và được HĐXX chấp thuận; bị cáo Nguyễn Thị Phương Loan, thành viên HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đang được tại ngoại do bệnh nặng, HĐXX cho biết đã làm đầy đủ các thủ tục về tố tụng đối với bị cáo này; và 5 bị cáo bị xét xử vắng mặt do bỏ trốn, bị truy nã, gồm: Nguyễn Lâm Anh Vũ (55 tuổi, cựu Phó giám đốc Chi nhánh Bến Thành SCB), Trầm Thích Tồn (63 tuổi, cựu thành viên HĐQT SCB), Chiêm Minh Dũng (51 tuổi, cựu Phó tổng giám đốc SCB), Nguyễn Thị Thu Sương (50 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT SCB), Đinh Văn Thành (53 tuổi, cựu Chủ tịch HĐQT SCB).

Vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan ra tòa- Ảnh 1.

Bị cáo Trương Mỹ Lan và bị cáo Chu Lập Cơ tại tòa

TTBC

Xem nhanh 20h: Mâu thuẫn lời khai về 5,2 triệu USD hối lộ

86 bị cáo bị đưa ra xét xử với 8 tội danh: tham ô tài sản; đưa hối lộ; nhận hối lộ; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trương Mỹ Lan là bị cáo duy nhất trong vụ án bị đưa ra xét xử với 2 tư cách vừa là bị cáo, vừa là bị hại khi bị Nguyễn Cao Trí (54 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Capella) chiếm đoạt 1.000 tỉ đồng. Bị cáo Lan bị xét xử về 3 tội danh tham ô tài sản, đưa hối lộ, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, với khung hình phạt 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Trong phần kiểm tra lý lịch tại tòa sáng qua, bị cáo Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ và đa số các bị cáo còn lại đều trình bày sức khỏe, tinh thần ổn định. Riêng bị cáo Nguyễn Cao Trí trình bày bản thân đang bị chấn thương cột sống, trong vụ án bị cáo đã hợp tác với cơ quan điều tra, và gia đình đã khắc phục toàn bộ thiệt hại nên xin vắng mặt trong các buổi xét xử tiếp theo và ủy quyền cho luật sư đại diện.

SCB vừa là bị hại trong vụ án, vừa là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Ngân hàng Nhà nước được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Vụ án có khoảng 200 luật sư tham gia bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho các đương sự; hơn 2.400 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, gồm: 316 cá nhân thuộc nhóm cán bộ SCB; 1.153 người liên quan là các cá nhân đứng tên công ty, tên vay, đứng tên các tài sản thế chấp tại SCB thực hiện việc nộp, rút tiền; 692 người liên quan là các pháp nhân thuộc nhóm đứng tên vay tiền, nhận tiền tại SCB; 42 người liên quan là các cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước và nhóm người liên quan khác.

Ai đã giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan 'hô biến' SCB thành công cụ tài chính?

Triệu tập hơn 2.400 người liên quan, có mặt 81 người

Đối với hơn 2.400 người có quyền, nghĩa vụ liên quan được tòa triệu tập, HĐXX thông báo chỉ có 81 người có mặt. HĐXX xét thấy người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã có lời khai tại cơ quan điều tra, sự vắng mặt của những người này không ảnh hưởng đến việc xác định nội dung vụ án nên HĐXX tiếp tục xét xử.

Ngoài ra, trong phần thủ tục, phía đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên tòa cũng có sự thay đổi. Cụ thể, kiểm sát viên Lê Trương Hà Linh thay thế kiểm sát viên Nguyễn Đức Long do ông Long vừa nhận nhiệm vụ mới. Không có ai có ý kiến về sự thay đổi này.

Cáo trạng của Viện KSND tối cao xác định, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có hơn 1.000 công ty bao gồm có hoạt động thực tế, và công ty "ma" trong và ngoài nước, chia thành nhiều tầng lớp tạo thành một hệ sinh thái. Trong đó, Vạn Thịnh Phát là trung tâm, kiểm soát toàn bộ hoạt động. Các công ty "ma" chủ yếu được bà Lan dựng lên để phục vụ việc đứng tên các khoản vay khống và chuyển nhượng cổ phần.

Từ năm 2011, bà Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân để hợp nhất thành SCB và lợi dụng hoạt động của ngân hàng để huy động vốn phục vụ kinh doanh cá nhân. Bà Lan sử dụng SCB như một công ty tài chính để cấp vốn cho hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát.

Từ năm 2012 - 2022, bị cáo Trương Mỹ Lan đã thâu tóm, nắm giữ trên thực tế số lượng cổ phần gần như tuyệt đối của SCB: từ 85% đến 91,5% cổ phần. Qua đó, bị cáo trở thành cổ đông đằng sau, có "quyền lực" chỉ đạo, điều hành, thực chất là thao túng toàn bộ hoạt động của SCB, phục vụ cho các mục đích khác nhau của mình.

Trương Mỹ Lan cùng nhiều đồng phạm đã thực hiện một chuỗi 10 thủ đoạn phạm tội, gồm: tuyển chọn, bố trí nhân sự thân tín của mình vào các vị trí chủ chốt tại SCB; thành lập một số đơn vị thuộc SCB chuyên trách cho vay, giải ngân theo yêu cầu của Trương Mỹ Lan; chỉ đạo thành lập, sử dụng các công ty "ma" tạo lập hồ sơ vay khống; câu kết với các công ty liên quan, có hoạt động thực tế vay tiền SCB cùng sử dụng, chiếm đoạt; thông đồng với 5 công ty thẩm định giá để nâng khống giá trị tài sản bảo đảm; tạo lập số lượng rất lớn hồ sơ vay vốn khống để rút tiền từ SCB; lập phương án rút tiền, "cắt đứt" dòng tiền sau giải ngân; bán nợ xấu, bán các khoản cấp tín dụng trả chậm để giảm dư nợ tín dụng, giảm nợ xấu, để che giấu sai phạm; mua chuộc 17 cán bộ, lãnh đạo Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước để bưng bít sai phạm của SCB, mà điển hình là đưa hối lộ cho bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) thuộc Ngân hàng Nhà nước 5,2 triệu USD.

Hôm nay 6.3, phiên tòa tiếp tục với nội dung công bố cáo trạng của Viện kiểm sát.

Xem thêm: mth.9033332503042581-aot-ar-nal-ym-gnourt-oac-ib-gnohc-ov/nv.neinhnaht

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan ra tòa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools