vĐồng tin tức tài chính 365

Việt - Úc tạo động lực tăng trưởng mới

2024-03-06 14:31

Khởi đầu từ bệ phóng FTA

Việc là thành viên chung của ba hiệp định thương mại tự do (FTA) đã trở thành bệ phóng vững chắc cho xuất khẩu của Việt Nam vào Úc, cũng như mở ra nhiều cơ hội mới khi hai nước dự kiến nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Có mặt tại thị trường Úc suốt hơn 20 năm nay, sản phẩm nhân điều của Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định khi chúng ta trở thành nhà cung cấp số 1 cho quốc gia này. FTA (hiệp định thương mại tự do) là nền tảng cho những thành công này.

Những mặt hàng Việt Nam được giới thiệu tại các chương trình xúc tiến thương mại ở Úc năm 2023 - Ảnh: X.TRƯỜNG

Những mặt hàng Việt Nam được giới thiệu tại các chương trình xúc tiến thương mại ở Úc năm 2023 - Ảnh: X.TRƯỜNG

Xây dựng chỗ đứng từ các FTA

Ông Nguyễn Minh Họa - phó chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) - đánh giá thị trường Úc có nhiều thuận lợi như mở cửa từ sớm và gần như không có rào cản thuế và kỹ thuật. Tuy nhiên mức tiêu dùng của thị trường này vẫn còn khiêm tốn nên tăng trưởng xuất khẩu không nhanh.

Thêm nữa, sản phẩm hạt điều chế biến cũng chưa thể thâm nhập sâu do mức độ cạnh tranh lớn.

Vì vậy ông Họa kỳ vọng những lợi thế từ các FTA mà Việt Nam và Úc đã ký kết, cùng với chuyến thăm chính thức lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính, sẽ mở thêm cơ hội để hạt điều thâm nhập sâu hơn.

Ông Ngô Sỹ Hoài - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam - cũng kỳ vọng tương tự, bởi vài năm gần đây nhu cầu nhập khẩu gỗ của Úc từ các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, ngày càng tăng.

Lý do là nước bạn muốn đa dạng nguồn cung thay thế cho đối tác Trung Quốc. Nhiều nhà nhập khẩu Úc đã đến Việt Nam tìm nguồn cung, chủ yếu là gỗ dán và ván công nghiệp.

Thị trường Úc cũng có nhiều thuận lợi về mặt địa lý, gần gũi về thị hiếu, văn hóa tiêu dùng, có đông kiều bào sinh sống, lại không có nhiều rào cản thuế quan nên rất thuận lợi cho xuất khẩu.

Tuy vậy ông Hoài nói do ngành gỗ của Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào thị trường Mỹ, nên việc dịch chuyển sang các thị trường khác gặp khó khăn. Hiện ta chưa chủ động giới thiệu sản phẩm sang phía bạn.

Do đó ông mong muốn sau khi hai nước nâng cấp quan hệ, sẽ có nhiều cách làm mới để thúc đẩy ngành gỗ xuất khẩu sang Úc, không chỉ gỗ dán, ván công nghiệp mà còn là đồ nội thất khi đây là nước nhập khẩu đồ gỗ nội thất lớn thứ 9 thế giới.

"Tôi mong muốn có đội quân tiếp cận thị trường, nghiên cứu thị hiếu, thông thạo luật pháp bên Úc để giúp tiếp thị sản phẩm của Việt Nam.

Dù đây là thị trường cũng cạnh tranh trực tiếp, nhưng chúng ta còn nhiều dư địa khai thác cho các sản phẩm gỗ nội thất, đồ mộc thiết kế.

Chúng tôi rất mong Chính phủ, Bộ Công Thương và các ban ngành liên quan hỗ trợ tối đa để các nhà buôn gỗ lớn của hai nước gặp nhau, kết nối giao thương tốt hơn sau chuyến đi này" - ông Hoài bày tỏ.

Thêm nhiều lợi thế hợp tác

Theo đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), Việt Nam và Úc hiện là thành viên chung của ít nhất ba FTA gồm Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc - New Zealand (AANZFTA).

Các hiệp định này đều mang lại lợi thế rất lớn cho Việt Nam xuất khẩu khi tận dụng tối đa việc giảm thuế quan, ưu đãi quy tắc xuất xứ.

Thực tế, nhiều sản phẩm hàng hóa Việt Nam cũng đã tận dụng tốt cơ hội từ các FTA để xuất khẩu vào thị trường này.

Trong đó, Việt Nam đã cấp gần 78.000 bộ giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu AANZ, tăng 13,52% so với năm 2021, trị giá hơn 2,5 tỉ USD trên tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 6 tỉ USD (tỉ lệ tận dụng C/O là 39,28%).

Vì vậy, không chỉ hạt điều hay đồ gỗ kể trên, lĩnh vực đáng chú ý nhất là hàng thủy sản của Việt Nam đang giữ vị trí số 1 trên thị trường Úc. Năm 2022, thủy sản của Việt Nam chiếm tỉ trọng 23%, cao hơn rất nhiều so với con số 13% cách đây 5 năm khi nhiều mặt hàng được hưởng lợi nhờ mức thuế 0% như tôm, cá tra, hải sản...

Ngày 5-3, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Úc đã được tổ chức trong khuôn khổ chuyến công du của Thủ tướng Phạm Minh Chính, cũng đã minh chứng thêm cho những triển vọng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước.

Ngay trước thềm diễn đàn này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã trực tiếp gặp gỡ, làm việc với một số doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn của Úc.

Chia sẻ về các cuộc gặp gỡ đó, ông Diên cho biết nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ triển vọng hợp tác rất lớn với Việt Nam.

Trong đó, đại diện Công ty Moose Toys chuyên sản xuất đồ chơi cho biết đang có hợp đồng sản xuất với các doanh nghiệp Việt Nam và mong muốn đẩy mạnh đầu tư, xây dựng đội ngũ nghiên cứu, chế tạo.

Đại diện Quỹ đầu tư Unified chia sẻ vừa đến Việt Nam và rất tin tưởng vào sự phát triển kinh tế nên rất quan tâm tới việc đầu tư vào giáo dục, nhất là đào tạo nhân lực. Trong khi đó đại diện Quỹ đầu tư BMYG thì muốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo...

Hai nền kinh tế có sự bổ sung cao, trong đó Việt Nam mạnh về đồ điện tử, máy móc, dệt may, giày dép; Úc có nhiều tài nguyên, nhiên liệu chất lượng cao, thế mạnh về nông sản xuất khẩu, phát triển năng lượng...

Do đó, kế hoạch nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến thăm lần này sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư của hai nước trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Xem thêm: mth.31860218060304202-iom-gnourt-gnat-cul-gnod-oat-cu-teiv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt - Úc tạo động lực tăng trưởng mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools