vĐồng tin tức tài chính 365

Thể thao có tác động gì với sức khỏe nữ giới?

2024-03-07 15:44
Phụ nữ thường gặp nhiều rào cản về sức khỏe khi theo đuổi thể thao chuyên nghiệp - Ảnh: NAM TRẦN

Phụ nữ thường gặp nhiều rào cản về sức khỏe khi theo đuổi thể thao chuyên nghiệp - Ảnh: NAM TRẦN

Đó là kết quả dễ hiểu, đến từ suy nghĩ thông thường rằng nữ giới luôn gặp thiệt thòi nhiều hơn nam giới trong sân chơi thể thao, đặc biệt là với giới vận động viên chuyên nghiệp. 

Nhìn nhận ở góc độ xã hội, các nữ vận động viên luôn gặp nhiều thiệt thòi, từ chuyện lương bổng, phân biệt đối xử, cho đến vấn nạn lạm dụng tình dục… Ở hầu hết các nền thể thao, số lượng huấn luyện viên nữ cũng khá ít, càng khiến vận động viên nữ gặp nhiều khó khăn bởi thiếu sự đồng cảm, tư vấn từ người đồng giới.

Đó là những yếu tố chủ quan. Còn về phương diện khách quan, cụ thể là vấn đề thể chất, nữ giới có thực sự chịu thiệt thòi hơn nam giới trong thể thao?

Phụ nữ dễ dính chấn thương hơn

Theo nghiên cứu của Đại học Michigan (Mỹ), nhìn chung, phụ nữ có nhiều khả năng bị chấn thương liên quan đến thể thao hơn nam giới.

Về mặt giải phẫu, thông thường, phụ nữ có xương chậu rộng hơn nam giới, điều này dẫn đến xương đùi của họ nghiêng xuống nhiều hơn nam giới. Góc nhọn hơn này làm thay đổi sự liên kết của phần thân dưới của phụ nữ từ đầu gối đến mắt cá chân.

Điều này khiến khớp gối của phụ nữ phải chịu áp lực lớn hơn. Bên trong đầu gối cũng chịu nhiều áp lực hơn, dẫn đến nguy cơ dễ bị rách dây chằng chéo trước (ACL).

Một yếu tố giải phẫu khác làm tăng nguy cơ bị rách ACL ở các vận động viên nữ là rãnh liên lồi cầu. Rãnh liên lồi cầu là nơi ACL đi qua xương đùi. Ở phụ nữ, rãnh liên lồi cầu hẹp hơn một cách tự nhiên so với nam giới. Bản thân ACL cũng nhỏ hơn ở phụ nữ, khiến nó dễ bị rách hơn.

Ngoài những khác biệt về cấu trúc xương, phụ nữ vốn có khối lượng cơ ít hơn nam giới. Nghiên cứu phát hiện ra rằng, sức mạnh phần thân trên của nữ giới chỉ bằng khoảng 52% nam giới. Còn con số tương ứng của phần thân dưới là 66% so với nam giới.

Những môn thể thao đối kháng càng đem đến nhiều rủi ro - Ảnh: REUTERS

Những môn thể thao đối kháng càng đem đến nhiều rủi ro - Ảnh: REUTERS

Vì không có đủ cơ bắp để bảo vệ gân và dây chằng khỏi bị tổn thương, phụ nữ có xu hướng gặp nhiều chấn thương liên quan đến thể thao hơn nam giới.

Phụ nữ vốn linh hoạt hơn nam giới, điều này có nghĩa là dây chằng của họ cũng lỏng lẻo hơn. Khi vận động khớp quá mức, dây chằng của phụ nữ dễ bị giãn ra so với nam.

Thêm vào đó, mức độ hormone nữ estrogen cao có thể làm giảm sức mạnh, cũng như làm suy yếu gân. Sự suy giảm chức năng gân và dây chằng này khiến phụ nữ dễ bị rách ACL và các chấn thương dây chằng nghiêm trọng khác.

Điều này lý giải vì sao trong giai đoạn tuổi dậy thì, hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, các vận động viên nữ càng dễ dính chấn thương.

Dù tập thể thao cùng một khối lượng nhưng phụ nữ đạt hiệu quả hơn nam giới - Ảnh: LƯU MINH KHƯƠNG

Dù tập thể thao cùng một khối lượng nhưng phụ nữ đạt hiệu quả hơn nam giới - Ảnh: LƯU MINH KHƯƠNG

Phụ nữ đạt nhiều lợi ích hơn nam giới khi tập thể thao

Có rất nhiều cơ sở khoa học chỉ ra rằng phụ nữ dễ dính chấn thương hơn nam giới. Nhưng mặt khác, phụ nữ cũng nhận được nhiều lợi ích rõ ràng hơn nam giới khi tập luyện thể thao.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Đại học tim mạch Mỹ, tiến sĩ Susan Cheng nhận định: "Để đạt được hiệu quả nhất định với sức khỏe, phụ nữ không cần phải tập luyện nhiều như nam giới. Nói cách khác, trong một khoảng thời gian và công sức nhất định dành cho việc tập thể dục, phụ nữ đạt được nhiều lợi ích hơn nam giới". 

Nghiên cứu của tiến sĩ Cheng cho thấy chỉ bằng việc tập luyện 150 phút/tuần, phụ nữ có thể giảm được nguy cơ tử vong (vì bệnh tật) đến 24%. Trong khi với nam giới, con số tương ứng chỉ là 15%.

Phụ nữ cũng giảm được 36% nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc các biến cố tim mạch khác nếu họ tập thể dục. Còn mức tương ứng của nam giới chỉ là 14%

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng để đạt được hiệu quả cải thiện sức khỏe như phụ nữ, nam giới cần phải tập luyện khoảng 300 phút/tuần, tức nhiều gấp đôi.

Tuổi nào, tập môn thể thao gì cho phù hợp?Tuổi nào, tập môn thể thao gì cho phù hợp?

Bác sĩ Phạm Thế Hiển (Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, tổng thư ký Hội Nội soi cơ xương khớp TP.HCM) đưa ra lời khuyên về cách tập luyện thể thao phù hợp dành cho từng lứa tuổi cụ thể.

Xem thêm: mth.67212720160304202-ioig-un-eohk-cus-iov-ig-gnod-cat-oc-oaht-eht/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thể thao có tác động gì với sức khỏe nữ giới?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools