vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ hãng bay chiếm dụng tiền thu hộ: Khi hãng bay nợ như 'chúa chổm'

2024-03-08 06:00
Hành khách xuống máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 5-3 - Ảnh: T.T.D

Hành khách xuống máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 5-3 - Ảnh: T.T.D

Trao đổi với chúng tôi, đại diện Công ty CP Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS), đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ mặt đất như check-in, xe buýt chở hành khách, bốc xếp hành lý..., cho biết đang gặp nhiều khó khăn trong việc đòi nợ các hãng bay.

Chẳng hạn, trong năm 2023, doanh nghiệp này buộc phải trích quỹ dự phòng 53,5 tỉ đồng với khoản nợ khó đòi 87 tỉ đồng với Bamboo Airways.

Đây cũng là lý do dẫn đến việc kết thúc hợp tác giữa SAGS và Bamboo Airways từ đầu năm 2024.

Tương tự, ông Nguyễn Mạnh Tuấn - tổng giám đốc Skypec, đơn vị chuyên cung cấp nhiên liệu xăng dầu cho hãng bay - cho hay doanh nghiệp này cũng bị các hãng hàng không nợ tiền. Do đó, thay vì thu tiền xăng dầu hằng tháng hoặc từng quý, Skypec bắt đầu áp dụng chính sách thu tiền hằng ngày.

Trước đó, như Tuổi Trẻ phản ánh, ACV đã có văn bản gửi các cơ quan chức năng thông tin về việc các hãng bay chiếm dụng hàng nghìn tỉ đồng tiền thu hộ, đồng thời cho biết sẽ thực hiện các bước để đòi nợ, trong đó không loại trừ biện pháp dừng dịch vụ, kiện ra tòa để buộc các hãng bay phải trả nợ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, lãnh đạo ACV cho biết đang tiến hành các phương án mới để giải quyết nợ với các hãng bay.

Cụ thể, tùy vào từng hãng bay có số nợ và tiến độ thanh toán khác nhau, ACV có phương án thu hồi.

Các khoản nợ cũ từ năm 2023 trở về trước, ACV sẽ cho hãng bay dàn xếp vốn trả theo kế hoạch, có tính lãi suất dựa trên lãi suất của các ngân hàng có vốn nhà nước. Còn các khoản nợ trong năm 2023, ACV sẽ tích cực thu hồi sớm, đồng thời không để phát sinh nợ mới.

Chẳng hạn, với một hãng bay đang nợ 2.000 tỉ đồng nhưng vẫn đang gặp khó khăn, ACV họp và thống nhất với hãng này là các dịch vụ phát sinh năm 2024 sẽ có hợp đồng 3 bên giữa ACV, ngân hàng và hãng bay. Theo đó, hãng bay phải thanh toán tối thiểu vài triệu đồng/ngày.

Cũng theo vị này, theo quy định tại nghị định 05 của Bộ GTVT, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không phải có phương án dự phòng để đảm bảo dịch vụ liên tục, không làm gián đoạn hoạt động hàng không cũng như quyền lợi của khách hàng.

"Do đó, ACV vẫn ưu tiên phương án hỗ trợ để các hãng bay duy trì hoạt động kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài nếu các hãng bay có kế hoạch trả nợ", vị này nói.

Đại diện một hãng bay cho biết kinh doanh vận tải hàng không vẫn còn nhiều khó khăn, giá nhiên liệu cao, tỉ giá tăng, chưa kể thiếu hụt máy bay.

Tuy nhiên, việc trả nợ cho các đối tác đang được doanh nghiệp này giải quyết, xây dựng kế hoạch chi trả theo từng giai đoạn.

Có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra nếu sử dụng vốn sai mục đích

PGS.TS Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng các khoản nợ tiền thu hộ là tiền của Nhà nước bởi Nhà nước đang nắm 95,4% vốn tại ACV. Việc chiếm dụng số tiền này là vi phạm pháp luật, cần phải được xử lý nghiêm.

Trong khi đó, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng cần xác minh các hãng bay sử dụng tiền thu hộ cho hoạt động kinh doanh hoặc vào mục đích khác.

"Nếu sử dụng sai mục đích dẫn tới không có khả năng chi trả, có thể chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để làm rõ có dấu hiệu người có hành vi chiếm dụng tiền, tài sản nhà nước", ông Hùng nói.

Đội máy bay biến động, Cục Hàng không yêu cầu các hãng rà soát, thích ứngĐội máy bay biến động, Cục Hàng không yêu cầu các hãng rà soát, thích ứng

Do đội máy bay của các hãng hàng không Việt Nam biến động, Cục Hàng không yêu cầu tập trung rà soát các kế hoạch, chính sách liên quan, tổ chức thực hiện các biện pháp thích ứng với tình hình thực tế.

Xem thêm: mth.52643503270304202-mohc-auhc-uhn-on-yab-gnah-ihk-oh-uht-neit-gnud-meihc-yab-gnah-uv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ hãng bay chiếm dụng tiền thu hộ: Khi hãng bay nợ như 'chúa chổm'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools