vĐồng tin tức tài chính 365

Tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu

2024-03-08 11:42

ECB giữ nguyên lãi suất khi lạm phát hạ nhiệt

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4% trong cuộc họp chính sách thường kỳ, đồng thời đưa ra nhận định lạm phát tại Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã giảm nhanh hơn so với dự đoán trước đây.

Trong dự báo kinh tế hàng quý, ECB đã giảm dự báo lạm phát trung bình của Eurozne trong năm nay từ 2,7% xuống 2,3%. Dự kiến, lạm phát sẽ đạt mức mục tiêu 2% của ECB vào năm 2025 và giảm xuống còn 1,9% vào năm 2026.

Các số liệu thống kê cho thấy, lạm phát hàng năm tại Eurozone đã liên tục hạ nhiệt trong gần 18 tháng qua và tiến gần hơn về mức mục tiêu 2%, một phần là do chi phí nhiên liệu giảm mạnh.

Bà Christine Lagarde - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) thông tin: "Chúng tôi đang trong quá trình hạ nhiệt lạm phát và chúng tôi đang đạt được tiến bộ. Kết quả đó khiến chúng tôi tự tin hơn, dù rằng vẫn cần thêm bằng chứng và những dữ liệu mới sẽ có trong vài tháng tới. Chúng ta sẽ biết thêm một số thông tin vào tháng 4 và nhiều hơn nữa vào tháng 6".

Tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu - Ảnh 1.

Trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt, Đức. (Ảnh: Bloomberg)

Theo bà Lagarde, giới chức ECB sẽ tập trung sự chú ý vào hai yếu tố có thể gây bất ngờ cho lạm phát là tăng trưởng tiền lương và tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp. Các quan chức muốn đảm bảo rằng, những yếu tố này sẽ được kiểm soát chặt chẽ.

"Có những dấu hiệu cho thấy, mức tăng trưởng tiền lương đang dần về mức vừa phải. Ngoài ra, lợi nhuận doanh nghiệp cũng đang hấp thụ một phần chi phí lao động tăng cao, làm giảm bớt áp lực lạm phát", bà Christine Lagarde - Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết.

ECB hiện vẫn chưa đưa ra quyết định nào về thời điểm cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, các dự báo về lạm phát và cả việc các quan chức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Eurozone trong năm nay, đang khiến giới đầu tư tin tưởng rằng sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng 6 và tổng cộng 3 đợt nới lỏng trong cả năm 2024.

Các ngân hàng trung ương dần đưa lạm phát vào tầm kiểm soát

Trước đó, hồi đầu tuần này, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết, các ngân hàng trung ương trên thế giới đang đạt được nhiều tiến triển trong cuộc chiến nhằm đưa lạm phát toàn cầu trở lại trong tầm kiểm soát.

Theo BIS, các ngân hàng trung ương đã hành động quyết đoán và ngăn chặn được lạm phát trở nên dai dẳng. Đồng thời, hoạt động kinh tế đã có khả năng phục hồi đáng kể và hệ thống tài chính được duy trì tốt. Sự khác biệt giữa kỳ vọng của thị trường và quan điểm của các ngân hàng trung ương về lộ trình lãi suất cũng đang dần được thu hẹp.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước đó cũng nhận định, áp lực giá cả trên thế giới đang dần giảm bớt khi các quốc gia duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt và giá năng lượng hạ nhiệt. IMF dự báo, lạm phát bình quân toàn cầu sẽ giảm từ mức 6,8% trong năm ngoái xuống còn 5,8% trong năm nay và 4,4% trong năm 2025.

Triển vọng kiềm chế lạm phát tại Mỹ

Tuy vậy, Financial Times cũng cảnh báo rằng, trong khi việc kiềm chế lạm phát đang có nhiều tiến triển, giai đoạn cuối của quá trình này - đưa lạm phát về mức mục tiêu, vẫn sẽ đối mặt với không ít thách thức như xung đột địa chính trị, sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Quan điểm thận trọng này cũng được thể hiện trong những bình luận mới đây của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell khi điều trần trước Quốc hội Mỹ. Ông cho biết, các nỗ lực chống lạm phát đang đi đúng hướng nhưng chưa vội đề cập đến việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

Báo chí Mỹ đang đổ dồn sự quan tâm vào phiên điều trần của người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tại Quốc hội để tìm hiểu xem khi nào cơ quan này cắt giảm lãi suất. Còn FED vẫn úp mở, nói rằng họ phải có thêm dữ liệu kinh tế, nhất là về tình hình lạm phát.

AP trích lời chủ tịch FED Jerome Powell cho biết lạm phát đã chậm lại, tuy không đồng đều giữa các tháng song "nó đã giảm đáng kể trong năm qua" dù vẫn cao hơn mục tiêu kỳ vọng. Đại diện FED nói rằng, chỉ khi có thêm bằng chứng cho thấy lạm phát đang giảm bền vững trở lại mục tiêu 2% thì khi đó họ mới bắt đầu cắt giảm lãi suất. Bởi nếu cắt giảm sớm quá hoặc muộn quá đều có thể làm suy yếu nền kinh tế.

Tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu - Ảnh 2.

Người dân mua sắm tại một cửa hàng tạp hóa ở California, Mỹ. (Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg)

Trang tin nước Mỹ ngày nay nhận định, nền kinh tế Mỹ và thị trường việc làm tiếp tục phát triển vững chắc. GDP quý IV/2023 đạt 3,1%, tăng trưởng việc làm hàng tháng trung bình đạt 239.000 kể từ giữa năm ngoái. Một cuộc "hạ cánh mềm" là có thể, tức lạm phát giảm mà không khiến kinh tế rơi vào suy thoái. Ông Powell cũng bác bỏ đề xuất FED nên nâng mục tiêu lạm phát trên 2% như một số nước đã làm.

Lạm phát tổng thể tại Mỹ đang ở mức 2,4%. Thế nhưng để hạ xuống mức 2% như kỳ vọng đó còn cả một chặng đường dài. Về lý thuyết thì khả quan, nhưng thực tế theo CNBC đưa lạm phát về mức 2% không hề dễ. Bởi các chi phí như tiền thuê nhà, giá dịch vụ, bảo hiểm... vốn chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu tiêu dùng của người Mỹ vẫn đang ở mức cao đó là chưa kể đến chi phí dễ biến động như giá thực phẩm và năng lượng. Sự không chắc chắn vẫn ngự trị trong nền kinh tế Mỹ.

Trang Bưu điện Washington trích lời chuyên gia nói rằng "vẫn còn rất nhiều rủi ro lạm phát, con đường để giảm lạm phát xuống mục tiêu sẽ còn khó khăn. Điều này tạo thêm lý do để FED kéo dài thời gian giảm lãi suất trong năm nay. Trong khi, ngân hàng trung ương tin tưởng lạm phát đang đà giảm ổn định, nhưng lưu ý còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng.

Các nhà hoạch định chính sách Mỹ cũng lưu ý rằng, kế hoạch cắt giảm lãi suất của FED sẽ còn được xem xét thông qua "lăng kính" của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ là màn tái đấu lịch sử giữa đương kim Tổng thống Joe Biden với cựu Tổng thống Donald Trump diễn ra vào tháng 11 tới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.24410209080304202-uac-naot-tahp-mal-gnohc-neihc-couc-gnort-cuc-hcit-ueih-nit/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools