vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam sẽ hình thành một ngành công nghiệp về yến

2024-03-11 16:34

Tiếp sau lô tổ yến đầu tiên vào cuối năm 2023, tại tỉnh Hưng Yên, hai container sản phẩm yến nước chế biến sâu của Công ty AVANEST Việt Nam cũng vừa được làm thủ tục xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Sự kiện đã mở ra những cơ hội gia tăng giá trị cho ngành hàng này ngay trong năm 2024.

Theo doanh nghiệp, 32.000 hũ yến chế biến sâu đầu tiên đã phải trải qua 3 năm chuẩn hóa về công nghệ, nhà máy phải đạt chuẩn GMP để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Sau lô đầu tiên này, doanh nghiệp sẽ duy trì số lượng 25-30 triệu hũ/năm vào thị trường Trung Quốc.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc công ty Cổ phần Dinh dưỡng AVANEST Việt Nam cho biết: "Yến nước là một sản phẩm chế biến ăn liền nên với Trung Quốc, nó được xét vào một loại thực phẩm chức năng. Với thực phẩm chức năng, đó sẽ là một sản phẩm được kiểm soát trong môi trường sản xuất nghiêm ngặt. Với tiêu chí đó, chúng tôi đã xây dựng, thiết lập một hệ thống sản xuất theo tiêu chuẩn GMP thuộc Bộ Y tế cho phép".

Việt Nam sẽ hình thành một ngành công nghiệp về yến - Ảnh 1.

Việt Nam đang có môi trường nuôi yến tốt hơn Indonesia, Malaysia

"Việt Nam đang có môi trường nuôi yến tốt hơn Indonesia, Malaysia nên chất lượng cũng rất khác biệt. Ngay năm nay, chúng tôi sẽ ký kết nhập khẩu với các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Điều đáng nói là từ đời Đường thì người Trung Quốc đã coi yến là sản phẩm thiết yếu, được dùng cho rất nhiều dịp nên cơ hội của Việt Nam là rộng mở" - ông Dương Tài Hữu - Tổng Giám đốc Tập đoàn Nhân Hòa, Trung Quốc nhận định.

Năm 2023, doanh thu của các doanh nghiệp yến đã tăng 43% nhờ sản phẩm xuất khẩu chính ngạch. Năm nay con số này được dự báo sẽ tăng thêm 15-20% nhờ sản phẩm chế biến sâu. Đây là bằng chứng cho sự phát triển của các doanh nghiệp sản xuất yến trong nước, đồng thời là minh chứng cho sự phát triển của ngành chăn nuôi và nông nghiệp Việt Nam khi có thể tiếp cận và thâm nhập vào thị trường có giá trị lên tới hàng tỷ USD.

Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam nêu ý kiến: "Phải coi yến là một vật nuôi mà Luật Chăn nuôi đã được luật hóa. Nuôi ở đây không phải là nuôi trồng mà là khai thác có kiểm soát thì chúng ta mới có thể duy trì, phát triển được. Hệ thống các nhà yến phải có đủ điều kiện, sản phẩm yến phải được tiêu chuẩn hóa và quy chuẩn hóa. Chúng ta phải làm theo được như vậy thì mới khẳng định được thương hiệu quốc gia về yến của Việt Nam".

Với việc đa dạng các sản phẩm từ yến, Việt Nam được dự báo sẽ có thêm mặt hàng tỷ đô khi đã có 8 trên tổng số 40 doanh nghiệp đăng ký được phép xuất khẩu các sản phẩm từ yến sang Trung Quốc. Yến cũng đã được xếp vào danh sách một trong 8 loại thực phẩm quý hiếm của Trung Quốc.

Trước cơ hội thị trường rộng mở, Việt Nam đã xếp yến sào là một trong những sản phẩm chăn nuôi đặc biệt. Hơn 10 năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành yến và mục tiêu đạt tỷ USD là không quá xa

Hiện cả nước có 42/63 tỉnh có nuôi chim yến với trên 22.000 nhà yến. Sản lượng tổ yến của Việt Nam khoảng 150 tấn. Liên tiếp từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh các đơn hàng xuất khẩu, cũng như tăng cường liên kết, đầu tư với người dân để phát triển đàn chim yến. Sắp tới, ngoài những doanh nghiệp được xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn tập huấn kỹ thuật cho người nuôi để đảm bảo truy suất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, đáp ứng các tiêu chí cao của thị trường. Với lợi thế có 42/63 tỉnh thành có chim yến, cộng thêm điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đang có nhiều cơ sở để hình thành một ngành công nghiệp về yến.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.65181959011304202-ney-ev-peihgn-gnoc-hnagn-tom-hnaht-hnih-es-man-teiv/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam sẽ hình thành một ngành công nghiệp về yến”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools