Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay ngày 14/3 tăng 1,5 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 1 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã đảo chiều giảm 200.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra, hiện đứng ở mức 79,50 – 81,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 15,9 USD lên 2.174,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng lên 2.180 USD, trước khi đảo chiều về gần 2.170 USD/ounce và đi ngang cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 102,84 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 14/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.967 đồng/USD, tăng 10 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 24.530 – 24.870 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 73.100 USD thì sang phiên hôm nay đã chững lại và đi ngang, nhưng cũng đã leo lên trên 73.500 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,70 USD (+0,88%), lên 80,42 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,65 USD (+0,77%), lên 84,68 USD/thùng.
VN-Index giảm nhẹ
Sau phiên sáng giao dịch sôi động, nhưng VN-Index chỉ tăng nhẹ do nhóm bluechip phân hóa, thị trường bước vào phiên chiều có diễn biến tiêu cực hơn khi lực bán gia tăng trên diện rộng khiến VN-Index yếu đà và để thủng mốc 1.260 điểm.
Mặc dù vậy, dòng tiền trên thị trường vẫn rất mạnh và nhanh tay bắt đáy tại thời điểm trên, cùng lực cung được tiết giảm đã kéo chỉ số bật hồi lên ngưỡng 1.265 điểm khi đóng cửa.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 22,64 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 835,03 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 14/3: VN-Index giảm 6,25 điểm (-0,49%), xuống 1.264,26 điểm; HNX-Index tăng 1,48 điểm (+0,62%), lên 239,68 điểm; UpCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,1%), lên 91,62 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ trái chiều trong phiên thứ Tư (13/3), với Dow Jones nhích nhẹ trong khi S&P 500 và Nasdaq giảm do lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng ảnh hưởng đến các cổ phiếu công nghệ.
Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đã gây áp lực lên các cổ phiếu megacap nhạy cảm với lãi suất như Nvidia, Meta Platforms và Apple, giảm từ 1-2%.
Hiện giới đầu tư sẽ theo dõi dữ liệu giá sản xuất cho tháng 2 sẽ được công bố vào thứ Năm, điều này có thể cung cấp thêm thông tin chi tiết về lạm phát ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, trước cuộc họp của Fed vào tuần tới.
Kết thúc phiên 13/3: Chỉ số Dow Jones tăng 37,83 điểm (+0,09%), lên 39.043,32 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 9,96 điểm (-0,19%), xuống 5.165,31 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 87,87 điểm (-0,54%), xuống 16.177,77 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều tăng nhẹ, khi các cổ phiếu liên quan đến chip nặng ký thu đà giảm và cổ phiếu năng lượng nhích lên.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,29% lên 38.807,38 điểm, sau ba phiên giảm liên tiếp. Chỉ số Topix tăng 0,49% lên 2.661,59 điểm.
"Các cổ phiếu chip lớn của Nhật Bản chịu ảnh hưởng của các cổ phiếu cùng ngành trên phố Wall đêm qua của Mỹ. Có vẻ như cơn sốt AI của Nvidia đã kết thúc. "Để Nikkei 225 vượt qua mức 40.000 điểm một lần nữa, Tokyo Electron và các công ty cùng ngành cần phải có được sự thúc đẩy lớn hơn", Shigetoshi Kamada, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Tachibana Securities, cho biết.
Hôm thứ Năm, các cổ phiếu chip lớn của Nhật Bản như Tokyo Electron và Advantest giảm lần lượt 0,45% và 2,35%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu năng lượng tăng 4,09%, với Eneos Holdings dẫn đầu với mức tăng 5,32%.
Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ, khi nhóm cổ phiếu công nghệ sinh học đã bù đắp cho đà giảm của nhóm cổ phiếu game và chip.
Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,18% xuống 3.038,23 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,28% xuống 3.562,22 điểm.
Chỉ số chăm sóc sức khỏe 3,6%, sau khi có các thông tin về chính sách hỗ trợ tiềm năng cho lĩnh vực công nghệ sinh học, với cổ phiếu của tập đoàn dược phẩm khổng lồ Hengrui của Trung Quốc và công ty công nghệ sinh học Beigene tăng 5,4% và 8,6%.
Trong khi đó, các nhóm cổ phiếu ngành game và bán dẫn giảm lần lượt 3% và 1,2%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm ngày thứ hai, khi sự thận trọng dâng cao trước một loạt các báo cáo kết quả kinh doanh trong tuần tới, trong khi lo lắng về sự bùng phát căng thẳng Mỹ-Trung cũng đè nặng lên tâm lý sau khi Hạ viện Mỹ thông qua dự luật có thể dẫn đến việc cấm TikTok.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,71% xuống 16.961,66 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,43% xuống 5.906,88 điểm.
Cổ phiếu AIA Group giảm 4% sau khi công ty bảo hiểm này công bố lợi nhuận cả năm 2023 đúng như dự báo.
Cổ phiếu Tencent Holdings mất 0,5%, nhà sản xuất thuốc Wuxi AppTec giảm 12% và Xiaomi giảm 1,1% xuống 14,76 trước khi công bố kết quả kinh doanh vào tuần tới.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, với các nhà sản xuất ô tô và tài chính dẫn đầu đà tăng, sau khi chính phủ tuyên bố tăng tốc đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 25,19 điểm, tương đương 0,94% lên 2.718,76 điểm.
Cơ quan quản lý tài chính Hàn Quốc cho biết sẽ tăng tốc việc chuẩn bị các biện pháp tiếp theo cho kế hoạch cải cách doanh nghiệp và đang xem xét các biện pháp táo bạo hơn, chẳng hạn như như ưu đãi thuế để khuyến khích thị trường.
Các cổ phiếu ô tô như Hyundai Motor tăng 2,21% và Kia Corp tăng 1,67%, trong khi chỉ số phụ theo dõi ngành tài chính tăng 1,82%.
Kết thúc phiên 14/3: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 111,41 điểm (+0,29%), lên 38.807,38 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 5,60 điểm (-0,18%), xuống 3.038,23 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 120,45 điểm (-0,71%), xuống 16.961,66 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 25,19 điểm (+0,94%), lên 2.718,76 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Vốn ngoại tiếp tục đổ vào ngành ngân hàng
Hàng loạt thương vụ M&A ngân hàng, công ty tài chính của nhà đầu tư nước ngoài đã được “chốt hạ” trong năm qua. Dòng vốn ngoại dự báo tiếp tục đổ vào lĩnh vực này khi nhiều ngân hàng đẩy mạnh kế hoạch gọi vốn từ bên ngoài..>> Chi tiết
- 5 nguyên nhân khiến tăng trưởng tín dụng giảm 2 tháng đầu năm
Sáng nay, ngày 14/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024 tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô..>> Chi tiết
- Dòng vốn dịch chuyển vào thị trường chứng khoán
Ghi nhận từ nhiều môi giới đang quản lý tệp khách hàng lớn, thanh khoản thị trường chứng khoán tăng lên rất tốt nhờ sự tham gia của dòng tiền cá nhân, doanh nghiệp, quỹ đầu tư trong nước và cả khối ngoại..>> Chi tiết
- “Săn hàng” mùa đại hội
Tài liệu phục vụ cuộc họp đại hội cổ đông 2024 của các doanh nghiệp đang là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu..>> Chi tiết
- OPEC giữ nguyên "lạc quan thận trọng" với nhu cầu tăng trưởng dầu mỏ toàn cầu
Trong báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng vừa công bố, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giữ nguyên các mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2024 và 2025..>> Chi tiết