vĐồng tin tức tài chính 365

Bỗng nhiên bị doanh nghiệp xa lạ 'lấy cắp' mã số thuế

2024-03-15 07:13
Người nộp thuế cần được cơ quan thuế bảo vệ thông qua xác thực khi đăng ký mã số thuế. Trong ảnh: làm thủ tục thuế tại cơ quan thuế - Ảnh: T.T.D.

Người nộp thuế cần được cơ quan thuế bảo vệ thông qua xác thực khi đăng ký mã số thuế. Trong ảnh: làm thủ tục thuế tại cơ quan thuế - Ảnh: T.T.D.

Nhiều "nạn nhân" cho biết phải tất tả chạy ngược chạy xuôi để xử lý khi rơi vào tình huống này nhưng không giải quyết được vì các doanh nghiệp tìm mọi cách để né tránh. Trong khi đó, cơ quan thuế khẳng định đây là trường hợp gian lận thuế.

Bất ngờ được đứng tên mã số thuế của doanh nghiệp!

Chị Đ.T.L. (Hà Nội), một người bán hàng trên sàn thương mại điện tử, cho biết mấy tháng trước sàn ra chính sách mới yêu cầu người bán phải có mã số thuế (MST) mới cho rút tiền từ sàn. Do vậy, chị Đ.T.L. bắt đầu tìm hiểu để đăng ký MST. Thế nhưng, khi đăng ký MST, chị Đ.T.L. bất ngờ phát hiện một doanh nghiệp (DN) xây dựng đã lấy thông tin CMND của chị để đăng ký MST và khai khống thuế từ 9 năm trước.

Ban đầu, chị tưởng có sự nhầm lẫn vì thời điểm 9 năm trước chị chưa từng đi làm và không biết công ty này. Bởi thời điểm mà DN này đăng ký MST, chị đang sinh sống ở Hà Giang, trong khi MST mà DN này mở ở tận thị xã Sơn Tây. Khi kiểm tra, chị Đ.T.L. còn sốc hơn khi tổng mức lương mà công ty này khai khống là đã trả cho chị lên đến hơn 125 triệu đồng, trải dài từ năm 2018 - 2021.

Ngay lập tức, chị Đ.T.L. đã liên hệ qua điện thoại với DN này yêu cầu gỡ hết thông tin khai khống thuế nhưng phía DN nói rằng "không sao đâu, không cần gỡ đâu, nếu có phát sinh vấn đề gì thì DN này sẽ... chịu trách nhiệm". DN này cũng viện lý do là vì những năm trước đã quyết toán thuế rồi nên không thay đổi được thông tin, để như vậy cũng không ảnh hưởng gì đâu...

Quá bức xúc, chị Đ.T.L. đã gửi đơn cam kết không phát sinh thu nhập tại DN kia lên Chi cục Thuế thị xã Sơn Tây, trong đó cam kết từ năm 2018 - 2021 chị không làm việc cũng như không nhận bất kỳ khoản thu nhập nào tại DN trên.

"Đến chiều 13-3 tôi đã vào kiểm tra thông tin trên hệ thống thuế thì thấy DN kia đã gỡ hết thông tin nhưng tuyệt nhiên DN này không hề liên hệ cũng như có lời nào xin lỗi tôi vì đã lợi dụng thông tin của tôi để khai khống thu nhập nhằm làm giảm số thuế thu nhập DN phải nộp suốt 4 năm liền", chị Đ.T.L. bức xúc.

Tương tự, sau khi tốt nghiệp và đi làm, anh P.T. (TP.HCM) được DN nơi anh làm việc yêu cầu đăng ký MST để DN trả lương. Tuy nhiên, khi đăng ký MST, anh P.T. phát hiện CCCD được cấp năm 2021 của anh đã bị một công ty bảo vệ dùng để đăng ký MST nhưng dưới một cái tên lạ hoắc.

Trong khi đó, anh P.T. chưa từng ký hợp đồng làm việc hay nhận thu nhập từ công ty này. Sau đó anh P.T. đã phải gửi đơn lên chi cục thuế nơi công ty bảo vệ kia đặt trụ sở. Cơ quan thuế này cho biết sẽ liên hệ yêu cầu công ty bảo vệ này kiểm tra lại thông tin đăng ký MST. Sau khi có kết quả sẽ thông tin đến anh P.T..

"Tôi muốn hủy MST đã bị công ty kia đăng ký để đăng ký lại MST mới. Rất mong cơ quan thuế có chính sách phạt thật nặng những DN lợi dụng thông tin người nộp thuế để khai khống thu nhập như thế này", anh P.T. kiến nghị.

Người dân có thể tra cứu thông tin quyết toán trên app eTax Mobile của ngành thuế để kiểm tra việc quyết toán thuế - Ảnh: T.T.D.

Người dân có thể tra cứu thông tin quyết toán trên app eTax Mobile của ngành thuế để kiểm tra việc quyết toán thuế - Ảnh: T.T.D.

"Mượn" mã số thuế là gian lận

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Mai Sơn, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cho biết việc DN tự ý lấy thông tin người nộp thuế để đăng ký MST và kê khai chi trả khống thu nhập là gian lận. Ngành thuế đã phát hiện tình trạng này.

Nguyên nhân có thể do người nộp thuế vô tình để lộ thông tin giấy tờ tùy thân như CMND, CCCD, sau đó bị lợi dụng việc đăng ký MST bằng phương thức điện tử. Một số ít DN, nhất là các DN hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, xây dựng... đã tự lập MST cá nhân của người nộp thuế.

"Mục đích là làm giả chứng từ chi trả lương, thưởng rồi đưa vào bảng kê khai chi phí của DN nhằm giảm tiền thuế phải nộp. Trong khi đó, người nộp thuế không hề có liên quan gì đến DN, không nhận được khoản tiền lương như DN kê khai. Rõ ràng đây là hành vi gian lận nhằm trốn thuế", ông Mai Sơn khẳng định.

Theo ông Sơn, khi phát hiện bị "mượn" MST, người nộp thuế cần thông báo ngay với cơ quan thuế quản lý địa bàn. Tiếp nhận thông tin phản ảnh, cơ quan thuế phải có trách nhiệm xác minh qua làm việc với DN. Trường hợp DN không chứng minh được đã chi trả cho người nộp thuế như đã kê khai, tùy mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

Để ngăn chặn tình trạng gian lận MST nhằm khai khống như trên, ông Sơn thông tin Tổng cục Thuế đang triển khai việc chuyển đổi lấy mã số định danh (số thẻ CCCD, số định danh cá nhân) thay cho MST nhằm tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế khi thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế.

Cả nước có hơn 75 triệu MST cá nhân. Tổng cục Thuế đã phối hợp với Bộ Công an truy vấn thông tin được khoảng 80% số MST cá nhân trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Phần MST cá nhân chưa được truy vấn, Tổng cục Thuế tiếp tục làm việc với Bộ Công an để trao đổi thông tin giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực dữ liệu thông tin về mã số định danh với MST cá nhân.

"Nói một cách dễ hiểu đây chính là xác thực chính chủ MST cá nhân với số CCCD. Việc này cũng sẽ ngăn chặn được tình trạng một người có nhiều MST", ông Sơn nói và cho hay Tổng cục Thuế vừa trình Bộ Tài chính dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư 105 hướng dẫn về đăng ký thuế.

Sau khi thông tư được ban hành và có hiệu lực, người nộp thuế sẽ sử dụng chính mã số định danh của mình để thực hiện kê khai, nộp thuế hoặc thực hiện các thủ tục hành chính khác với cơ quan thuế.

Cứ đến mùa quyết toán thuế lại lo

Ông T.KH. (Hà Nội) cho biết cứ đến mùa quyết toán thuế là ông lại lo. Vì ngoài thu nhập thường xuyên ở DN, ông còn có thu nhập như giảng bài, tham gia dự án ở khoảng năm chỗ khác nữa. Nên việc nhớ các khoản thu nhập, tổng thu nhập của năm, số thuế đã tạm khấu trừ và lưu chứng từ liên quan đến nghĩa vụ thuế trong một năm là không hề dễ dàng.

"Vì đã từng bị truy thu và phạt do nộp thiếu thuế, chính vì vậy tôi rất mong cơ quan thuế có cách nào thông báo cho người nộp thuế biết số thuế tạm khấu trừ còn thiếu hay thừa trước kỳ quyết toán thuế hằng năm. Nếu ngành thuế hỗ trợ được như vậy, người nộp thuế có nhiều khoản thu nhập trong năm như tôi sẽ không lo bị nộp thiếu và phạt chậm nộp tiền thuế", ông T.KH. kiến nghị.

Bỗng nhiên "lòi" ra thêm một mã số thuế

Anh N.Đ. (TP.HCM) cho biết đã có MST từ lâu và đăng ký bằng CMND nhưng mới đây lại phát hiện CCCD mới tinh mà anh vừa đổi đã bị một DN lấy đăng ký một MST khác và cho anh đứng tên một công ty tại TP.HCM. Anh N.Đ. phỏng đoán có thể một DN nào đó đã có được thông tin hình ảnh CCCD của anh và đăng ký mở MST online.

Khi liên hệ chi cục thuế quản lý công ty đó, anh được chi cục thuế hướng dẫn làm công văn giải trình và xin hủy MST của DN khai gian đó. Nhưng mẫu công văn không có mà anh phải tự soạn. Anh đã đăng cảnh báo này lên trang cá nhân nhằm cảnh báo đến bạn bè khi gửi thông tin CCCD nhớ bôi đen một số chi tiết nhằm tránh bị lợi dụng thông tin vào những mục đích không đúng đắn như anh từng trải qua.

Tương tự, chị L.T.N. (Hà Nội) được cấp MST từ năm 2009. Vì nơi làm việc của chị có trụ sở ở TP.HCM nên hơn chục năm nay chị quyết toán thuế ở Cục Thuế TP.HCM. Thế nhưng đến năm 2015 chị lại có thêm một MST nữa do Cục Thuế TP Hà Nội cấp cách sau đó hai năm. Khi tra cứu trên hệ thống của Tổng cục Thuế, chị phát hiện cả hai MST đều đang hoạt động và do Cục Thuế TP.HCM quản lý.

"Tôi không hề đi đăng ký MST thứ 2. Đến khi tôi đi làm thủ tục liên quan đến chuyển nhượng nhà mới biết mình được cấp một MST nữa. Như giải thích của Cục Thuế Hà Nội, MST này được cấp theo CMND mà tôi đổi vào năm 2011. Dù đã có liên hệ với cơ quan thuế ở Hà Nội để đóng MST thứ 2 này nhưng tôi không hiểu tại sao giờ mã số đó lại được chuyển cho Cục Thuế TP.HCM quản lý", chị L.T.N. kể.

Ông Hồ Đức Phớc (bộ trưởng Bộ Tài chính):

Sẽ rà soát, chuẩn hóa mã số thuế cá nhân

Việc đồng bộ sử dụng mã số định danh cá nhân làm thông tin định danh góp phần giúp việc chia sẻ, trao đổi thông tin giữa cơ quan thuế và các cơ quan, tổ chức trong công tác quản lý thuế (như cơ quan quản lý về đất đai; bảo hiểm xã hội; các sàn thương mại điện tử...) được thuận lợi, nhanh chóng, kịp thời.

Đối với người nộp thuế, trước đây mỗi người được cấp một số CMND hoặc CCCD rồi lại được cấp thêm MST, mã số sổ BHXH, số thẻ BHYT... Công dân phải ghi nhớ rất nhiều loại thông tin và kê khai các thông tin này cho các cơ quan quản lý nhà nước khác nhau. Khi sử dụng thống nhất mã số định danh công dân làm MST, mã số BHXH..., người dân chỉ cần kê khai thông tin số định danh của mình khi thực hiện thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi mã số định danh (số thẻ CCCD, số định danh cá nhân) thay cho MST, chúng tôi cũng gặp một số khó khăn, thách thức. Bởi việc rà soát, chuẩn hóa MST cá nhân là việc chuẩn hóa các MST đã được cấp nhiều năm trước đây không có đủ thông tin hoặc thông tin của người nộp thuế không còn cập nhật với thực tế.

Điều này dẫn đến công tác liên hệ để tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế có nhiều khó khăn.

Đề nghị nâng mức doanh thu chịu thuế đối với cá nhân kinh doanh lên gấp đôiĐề nghị nâng mức doanh thu chịu thuế đối với cá nhân kinh doanh lên gấp đôi

Bộ Tài chính nên cân nhắc nâng mức doanh thu chịu thuế của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh lên khoảng 180 đến 200 triệu đồng/năm.

Xem thêm: mth.37013513241304202-euht-os-am-pac-yal-al-ax-peihgn-hnaod-ib-neihn-gnob/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bỗng nhiên bị doanh nghiệp xa lạ 'lấy cắp' mã số thuế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools