vĐồng tin tức tài chính 365

Tình hình Biển Đỏ chưa tác động nhiều lên thương mại ASEAN

2024-03-16 04:34
Tình hình Biển Đỏ chưa tác động nhiều lên thương mại ASEAN

Theo Báo cáo, sau đợt suy thoái trầm trọng của thương mại toàn cầu năm ngoái, những gián đoạn còn tiếp diễn ở Biển Đỏ nhắc chúng ta không quên về tác động sâu sắc của gián đoạn trong vận tải đối với các chuỗi cung ứng.

Ba tháng sau khi những căng thẳng nổ ra, số lượng tàu quá cảnh qua Kênh đào Suez đã giảm hơn 50% kể từ đầu tháng 12/2023 và giá cước vận tải container giao ngay đã tăng gấp 3 lần trong hoạt động thương mại từ châu Á sang châu Âu.

“Một tàu chở hàng từ Singapore đến Rotterdam thường mất 26 ngày nhưng giờ bị chậm 10 ngày do phải đổi lộ trình vòng qua Mũi Hảo Vọng. Tuy nhiên, lượng xuất khẩu từ ASEAN sang các khu vực bị ảnh hưởng, chẳng hạn như Trung Đông và châu Âu, lại không lớn như người ta nghĩ”, Báo cáo cho biết.

Cụ thể, Trung Đông chỉ chiếm một phần nhỏ trong xuất khẩu của ASEAN, còn châu Âu thì chứng kiến thị phần qua các năm giảm dần xuống dưới 9%. Ngay cả ở Việt Nam và Philippines, hai nền kinh tế có lượng xuất khẩu lớn nhất sang hai khu vực này, thị phần cũng không quá lớn, chỉ ở mức 12% mỗi nước. Trong khi đó, Mỹ, Trung Quốc đại lục và bản thân ASEAN đều chiếm thị phần lớn hơn châu Âu.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia HSBC, thương mại của ASEAN vẫn có khả năng bị ảnh hưởng, do sự tập trung của hàng hóa. Điều quan trọng là phải đánh giá được tác động đối với các nền kinh tế khác nhau trong ASEAN, bởi những gián đoạn ở Biển Đỏ càng kéo dài, một số chuỗi cung ứng nhất định càng bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Trong đó, theo HSBC, hàng dệt may và da giày của Việt Nam xuất sang châu Âu là lĩnh vực cần lưu tâm. Mặc dù Mỹ là thị trường lớn nhất của ngành dệt may, da giày Việt Nam, nhưng thị phần 20% của châu Âu cũng có ý nghĩa nhất định. Những lô hàng xuất sang châu Âu hiện chưa bị ảnh hưởng bởi gián đoạn ở Biển Đỏ, minh chứng là tháng 1/2024 ghi nhận mức tăng 30% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các hiệp hội cũng cảnh báo tình hình khó khăn gia tăng trong việc nhận đơn hàng từ quý II/2024 nếu căng thẳng còn kéo dài.

“Trên thực tế, một số doanh nghiệp xuất khẩu đã tìm kiếm giải pháp vận tải thay thế trong bối cảnh ngày càng nhiều công ty vận tải tìm tới giữ chỗ bằng vận chuyển đường hàng không. Điều đó khiến lượng hàng vận chuyển qua đường hàng không trên tuyến Việt Nam-châu Âu trong tháng 1 tăng lên, thậm chí vượt mức 6% là ngưỡng đỉnh của năm 2023”, Báo cáo cho biết.

Theo Báo cáo, không phải mặt hàng nào cũng may mắn được như dệt may vốn kích thước hàng hóa nhỏ nên phù hợp với vận chuyển đường hàng không. Chẳng hạn, xe ô tô là một ví dụ tiêu biểu cho thấy một số sản phẩm chỉ có thể đi đường biển. Thái Lan, nước đi đầu về xuất khẩu xe ô tô và phụ tùng xe ô tô, có thể sẽ chứng kiến những gián đoạn.

Dù xuất khẩu ô tô nội khối của Thái Lan chiếm 25%, nhưng thị phần của Trung Đông và châu Âu cũng lên tới 20%, đủ lớn để có thể cảm nhận được sự khó khăn do gián đoạn kéo dài. Trong khi đó, mức tác động với phụ tùng ô tô hạn chế hơn do chỉ chiếm khoảng 10%.

Trong khi đó, mức ảnh hưởng lớn nhất, theo các chuyên gia HSBC là dầu cọ. Năm 2022, chỉ riêng Indonesia và Malaysia đã chiếm tới 80% xuất khẩu dầu cọ của toàn thế giới, phần lớn trong số này được xuất sang châu Âu. Trong đó, mặc dù đã giảm bớt trong một thập kỷ qua, nhưng gần nửa lượng dầu cọ nhập khẩu của châu Âu vẫn đến từ Indonesia và Malaysia.

Một mặt hàng khác cũng chịu tác động là dầu thô. Ngoại trừ Indonesia, các nước còn lại trong ASEAN nhập khẩu ít nhất 50% dầu thô từ Trung Đông. Tuy nhiên, theo các chuyên gia HSBC, cũng không quá lo lắng, bởi khoảng 70% dầu ASEAN nhập từ Trung Đông có nguồn gốc từ eo biển Hormuz, nơi các dòng chảy thương mại không bị gián đoạn.

"Ngay cả với 30% còn lại nhập từ Saudi Arabia, nhiều đơn vị vận chuyển dầu đã chuyển hướng khỏi Biển Đỏ. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa thấy tác động hữu hình nào lên giá dầu thế giới", Báo cáo nhận định.

Một lĩnh vực khác điện tử, cũng chỉ bị tác động có giới hạn, bởi xuất khẩu mặt hàng này trong nội khối ASEAN là chủ yếu với thị phần lên đến 70%. Điều này cho thấy, chuỗi cung ứng công nghệ đang dịch chuyển từ các nước thuộc Đông Bắc Á sang Đông Nam Á.

Trong khi đó, lượng xuất khẩu điện tử của ASEAN sang châu Âu và Trung Đông chỉ ở mức 10%, dù ở một số mặt hàng thì tỷ lệ này có thể cao hơn, bao gồm xuất khẩu điện thoại thông minh từ Việt Nam (15% thị phần) và điều hòa không khí từ Thái Lan (21% thị phần).

Báo cáo cũng đánh giá tác động lên xuất khẩu nông sản của ASEAN cũng hạn chế. Nhìn vào hai nước xuất khẩu nông nghiệp lớn là Việt Nam (17% thị phần) và Thái Lan (13% thị phần) đều không xuất nhiều sang EU và Trung Đông, mà khách hàng chủ yếu là ở nội khối và một số nước châu Á khác.

Mặc dù vậy, vẫn có những mặt hàng bị ảnh hưởng, như cà phê của Việt Nam, bởi gần 50% xuất khẩu cà phê của Việt Nam có điểm đến là châu Âu. Tuy vậy, theo các chuyên gia HSBC, nhu cầu đang tăng lên của Trung Quốc có thể giúp bù đắp cho bất kỳ gián đoạn thương mại tiềm ẩn nào.

Tuy nhiên, Báo cáo cho rằng, tình hình này đòi cần phải theo dõi sát sao nếu tình trạng hiện tại còn kéo dài.

Xem thêm: lmth.942143tsop-naesa-iam-gnouht-nel-ueihn-gnod-cat-auhc-od-neib-hnih-hnit/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

Comments:0 | Tags:Tin nhanh chứng khoán

“Tình hình Biển Đỏ chưa tác động nhiều lên thương mại ASEAN”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools