vĐồng tin tức tài chính 365

Làm thế nào để tránh nợ xấu khi xài thẻ tín dụng?

2024-03-18 07:00
Làm thế nào để tránh nợ xấu khi xài thẻ tín dụng?

Thận trọng khi dùng thẻ tín dụng

Một khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng nợ xấu (theo phân loại trên CIC) sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn vay vốn của ngân hàng hay một tổ chức tín dụng nào đó trong tương lai.

Thế nhưng, có không ít người sử dụng thẻ tín dụng vẫn quên trả nợ, không trả hết nợ dẫn đến nợ xấu mà không hề hay biết. Trường hợp khách hàng của Eximbank là một điển hình khi sử dụng 8,8 triệu nhưng nợ thẻ tín dụng trong gần 11 năm không xử lý, dẫn đến khoản nợ xấu (cả gốc và lãi) lên gần 9 tỷ đồng.

Thực tế cho thấy, không ít chủ thẻ tín dụng dính vào nợ xấu, do không trả nợ sau 45-55 ngày miễn lãi. Đáng chú ý là đối với những thẻ tín dụng phát hành cách đây gần chục năm, khách hàng không còn sử dụng nhưng quên trả nợ hoặc trả chưa hết nợ thì dù chỉ còn dư nợ rất nhỏ vẫn có thể dẫn đến nợ xấu rất lớn.

Bởi thẻ tín dụng có lãi suất rất cao, thường khoảng 25-40%/năm tùy thuộc vào ngân hàng, chưa kể phí phạt trả chậm. Do đó, người dùng thẻ tín dụng cần chú ý tới các khoản chi tiêu của mình để trả nợ đúng hạn hay còn gọi là “lãi kép”, tránh để phát sinh lãi chồng lãi trong thời gian dài.

Sau vụ một khách hàng của Eximbank ở Quảng Ninh mở thẻ tín dụng có phát sinh giao dịch hơn 8,5 triệu đồng nhưng gần 11 năm sau tổng dư nợ lên gần 9 tỷ đồng, nhiều ý kiến cho rằng thẻ tín dụng nếu không sử dụng đúng cách sẽ có nguy cơ đổ nợ.

TS. Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính-ngân hàng cho rằng, khi chi tiêu trong hạn mức sẽ được miễn lãi với thời gian trung bình từ 45-55 ngày. Hết thời hạn miễn lãi, chủ thẻ có 2 lựa chọn thanh toán mỗi tháng, tương đương với mỗi kỳ sao kê: thanh toán dư nợ tối thiểu hoặc thanh toán toàn bộ dư nợ.

Tuy nhiên, nếu không thanh toán đúng hạn, chủ thẻ sẽ phải trả các khoản lãi suất (bao gồm lãi suất quá hạn, bằng 150% lãi suất thông thường) và phí phạt, trong đó có phí phạt trễ hạn, phí vượt quá hạn mức.

Ngay cả phí thường niên hàng năm, nếu khách hàng duy trì thẻ (dù có sử dụng hay không) vẫn phát sinh phí. Khi không thanh toán đúng hạn, các khoản lãi suất, phí này được tính dạng lãi gộp theo tháng, năm nên tổng dư nợ của chủ thẻ có thể sẽ tăng rất cao theo thời gian. Ngoài ra, vì bản chất thẻ tín dụng là tín chấp, lãi suất sẽ cao hơn nhiều so với các khoản vay thế chấp thông thường. Do đó, người dùng thẻ phải hết sức cẩn trọng.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN quy định về nguyên tắc sử dụng: Chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã ký với tổ chức phát hành thẻ.

Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay trong khoảng thời gian này, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng. Như vậy, không trả nợ thẻ tín dụng còn chịu phí phạt quá hạn thanh toán.

Đặc biệt, căn cứ theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định chế tài về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt cho thấy, trả nợ thẻ tín dụng là trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, người không trả nợ thẻ tín dụng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa dối để không trả nợ.

Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ

Không chỉ thông tin, tư vấn và tuyên truyền các sản phẩm dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ ngân hàng nói riêng có vai trò quan trọng các ngân hàng thương mại (NHTM) cần đặc biệt quan tâm. Nhiệm vụ của mỗi ngân hàng không chỉ là thu hút khách hàng, mà còn giúp khách hàng và cả nhân viên ngân hàng nhận thức đầy đủ về thẻ ngân hàng.

Ở góc độ quản lý, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM chia sẻ, bên cạnh việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, công tác chăm sóc khách hàng, thì hoạt động thông tin truyền thông có vai trò quan trọng và cần phải được quan tâm trong quá trình mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng, nhất là trong điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại ngày nay.

Việc những kiến thức và quy định cơ bản về thẻ ngân hàng được tư vấn, hướng dẫn khách hàng cụ thể, thường xuyên không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng dịch vụ mà còn góp phần quan trọng hạn chế phát sinh tồn tại liên quan đối với thẻ tín dụng.

Cụ thể, thẻ ngân hàng, nếu phân loại theo chức năng và bản chất dòng tiền trên tài khoản, sẽ có thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng. Theo cách phân loại này, quyền và trách nhiệm của người sở hữu thẻ khác nhau. Trong đó, nếu thẻ ghi nợ là tiền trên tài khoản thẻ (thẻ ATM, thẻ trả trước) là tiền gửi của khách hàng, thì thẻ tín dụng là tiền vay, khách hàng vay của ngân hàng để sử dụng. Vì vậy, các quy định trong việc sử dụng thẻ, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của khách hàng là khác nhau.

Theo ông Lệnh, việc phân biệt này, để nhận thức và có những giải pháp trong thông tin tuyên truyền và tư vấn cho khách hàng của mỗi NHTM và mỗi nhân viên ngân hàng trong quá trình giao dịch, tư vấn đối với khách hàng của ngân hàng. Nội dung này không mới, song phải nắm và thực hiện với những hình thức thông tin tuyên truyền phù hợp, thường xuyên, thiết thực và hiệu quả.

Đối với thẻ ghi nợ, để sử dụng thẻ này, về bản chất khách hàng phải mở tài khoản thanh toán và gửi tiền vào tài khoản để sử dụng. Việc mở và sử dụng tài khoản này của cả khách hàng và ngân hàng phải tuân theo quy định của NHNN.

Theo đó, ngoài việc thông tin tuyên truyền về tiện ích của dịch vụ này với những lợi ích và tiện lợi của dịch vụ thanh toán, chuyển tiền không dùng tiền mặt từ dịch vụ tài khoản, dịch vụ thẻ ATM… thì cần quan tâm thông tin tuyên truyền và tư vấn cho khách hàng người dân nắm rõ các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ tài khoản, chủ thẻ nhằm thuận lợi trong việc sử dụng dịch vụ cũng như hạn chế những phát sinh liên quan ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng.

Đặc biệt, lưu ý về các nội dung bảo mật thông tin, cung cấp thông tin cho ngân hàng; cũng như các quy định về tài khoản, về duy trì số dư và giao dịch. Việc đóng tài khoản phải tuân thủ đúng quy định, các ngân hàng chỉ thực hiện tạm khóa, đóng tài khoản khi có yêu cầu của khách hàng (trừ trường hợp chủ tài khoản chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo quyết định cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa thanh toán xong các khoản nợ phải trả cho tổ chức cung ứng dịch vụ nơi mở tài khoản).

Trường hợp, thời hạn đối với việc đóng tài khoản thanh toán do không duy trì đủ số dư tối thiểu và không phát sinh giao dịch trong thời gian dài; thời hạn thông báo cho chủ tài khoản trước khi đóng tài khoản thanh toán và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến việc đóng tài khoản thanh toán trong trường hợp này do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định và thông báo công khai cho khách hàng.

Đối với thẻ tín dụng, về mặt lợi ích sử dụng, là loại thẻ ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu trước, trả tiền sau trong một khoảng thời gian quy định (thường từ 30-45 ngày ) để khách hàng trả nợ mà không phải chịu lãi suất. Sau thời gian này, ngân hàng sẽ tính lãi suất phạt trả chậm theo quy định.

Về bản chất đây là khoản tiền vay và với ưu điểm không phải trả lãi vay trong một khoảng thời gian nhất định vì vậy sử dụng thẻ tín dụng cũng mang lại sự tiện ích và lợi ích tốt cho khách hàng, trong chi tiêu và tiêu dùng cá nhân và mang lại lợi ích chung trong nền kinh tế: khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế khi tiếp cận những lợi ích về kích thích tiêu dùng, kích thích thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển; kích thích các dịch vụ ngân hàng phát triển… nếu thẻ tín dụng được khách hàng sử dụng hiệu quả và đúng quy định.

Tuy nhiên tiền trên tài khoản thẻ để thanh toán, sử dụng là tiền ngân hàng ứng trước, tiền vay ngân hàng. Vì vậy, khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả và về mặt pháp lý khách hàng sử dụng thẻ tín dụng phải tuân thủ theo quy định về quy chế cho vay của NHNN (các điều khoản quy định liên quan đến thẻ tín dụng tại thông tư 39/2016/ TT -NHNN).

Xem thêm: lmth.163143tsop-gnud-nit-eht-iax-ihk-uax-on-hnart-ed-oan-eht-mal/nv.naohkgnuhchnahnnit.www

“Làm thế nào để tránh nợ xấu khi xài thẻ tín dụng?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools