vĐồng tin tức tài chính 365

Hóa đơn bán lẻ xăng dầu đến hạn phải làm, doanh nghiệp cuống cuồng

2024-03-20 06:00
Hóa đơn giá trị gia tăng khi mua xăng được đưa ngay sau khi khách đổ xăng. Nếu cần hóa đơn điện tử, cây xăng sẽ gửi qua mail cho khách hàng - Ảnh: T.T.D.

Hóa đơn giá trị gia tăng khi mua xăng được đưa ngay sau khi khách đổ xăng. Nếu cần hóa đơn điện tử, cây xăng sẽ gửi qua mail cho khách hàng - Ảnh: T.T.D.

Theo các doanh nghiệp, chi phí đầu tư ban đầu lớn, thậm chí lên tới 400 triệu đồng/cửa hàng, chưa kể chi phí xuất hóa đơn điện tử (HĐĐT) sau từng lần bán cũng tốn kém. Do đó, về lâu dài, cần đưa chi phí hóa đơn vào cơ cấu giá thành để đảm bảo duy trì vận hành của doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 18-3, Bộ Công Thương đã có văn bản cho biết hết ngày 31-3 nếu không thực hiện quy định về HĐĐT, doanh nghiệp sẽ bị xử lý.

Khó đúng hạn do vướng với kỹ thuật?

Anh Hùng, lãnh đạo một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tại Hà Nam, chia sẻ đã triển khai lắp đặt HĐĐT sau từng lần bán hàng kể từ tháng 11-2023, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Lo ngại sẽ bị rút giấy phép, anh Hùng đành phải lắp đặt hệ thống app xuất hóa đơn để "chữa cháy", song phải nhập tay các dữ liệu và thông tin sau từng lần bán hàng để đảm bảo đáp ứng yêu cầu xuất HĐĐT, truyền thông tin dữ liệu về cho cơ quan thuế theo đúng quy định.

Theo anh Hùng, hệ thống các cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp này đã áp dụng hệ thống trụ bơm điện tử, song việc áp dụng và chuyển đổi HĐĐT sau từng lần bán hàng cũng không đơn giản. Dù đối tác cung cấp giải pháp đã làm việc với doanh nghiệp nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp hoàn thiện.

Lý do là các trụ bơm có nhiều bảng điện tử khác nhau, không đồng nhất về chủng loại, thiết kế, đơn vị cung cấp giải pháp phải mất thời gian để thiết kế và phê duyệt mẫu lắp đặt HĐĐT sau từng lần bán hàng cho từng trụ bơm.

"Chúng tôi đang thử nghiệm qua đường truyền dữ liệu và truyền qua mạng, nhưng phải được phê duyệt các bộ giải pháp cho từng cây xăng, cửa hàng xăng dầu, mất rất nhiều thời gian.

Việc đưa ra giải pháp cho từng trụ bơm cũng phải sửa tới sửa lui, nếu trụ bơm dùng con chip cũ, chưa kết nối máy in, phải thay toàn bộ đầu số với chi phí gần chục triệu đồng/trụ bơm, chưa kể phải đầu tư hệ thống máy tính lưu trữ dữ liệu khoảng 50 triệu đồng/cửa hàng, rất tốn kém", anh Hùng nói.

Đại diện một doanh nghiệp cho biết đã nỗ lực đầu tư chi phí để thực hiện theo quy định nhưng có những yếu tố khách quan nên khó hoàn tất một sớm một chiều.

"Trong đó, vấn đề lớn nhất là mỗi hệ thống cửa hàng xăng dầu đều có các trụ bơm, cây xăng khác nhau, không đồng nhất về kỹ thuật nên khi chuyển đổi, áp dụng HĐĐT sau từng lần bán hàng, đòi hỏi các đơn vị cung cấp giải pháp đưa ra giải pháp kỹ thuật phù hợp với từng trụ bơm, đòi hỏi cần có thời gian để thực hiện", vị này nói.

Cần đưa chi phí hóa đơn vào giá thành

Bà N.T.Hương, chủ một doanh nghiệp xăng dầu ở Đồng Nai, cho biết do chỉ có sáu cửa hàng bán lẻ nên doanh nghiệp cơ bản đã hoàn thiện xong việc lắp đặt và đang thực hiện chạy thử nghiệm, dự kiến đến cuối tháng 3 sẽ hoàn thành và đưa vào vận hành.

Tuy nhiên, để có kết quả này, doanh nghiệp cũng phải mất tới vài tháng làm việc với các đơn vị cung cấp giải pháp, nghiên cứu kỹ thuật từng cây xăng để thiết kế giải pháp kỹ thuật phù hợp cho từng trụ bơm và cửa hàng xăng dầu.

Theo bà Hương, các cửa hàng xăng dầu của doanh nghiệp được đầu tư trong nhiều năm, nên không đồng nhất các trụ bơm, bồn bể.

Trong khi đó, để có thể xuất HĐĐT sau từng lần bán hàng, truyền dữ liệu từ trụ bơm về cơ quan thuế, cần có giải pháp kỹ thuật cho từng trụ bơm, cửa hàng nên đầu tư lớn, lên tới 400 triệu đồng/cửa hàng, gồm các giải pháp kỹ thuật để tự động đo lượng xăng từ bồn, trụ bơm và các phần mềm xuất hóa đơn, truyền dữ liệu về cơ quan thuế.

"Chúng tôi đã áp dụng HĐĐT từ lâu, nhưng để áp dụng HĐĐT sau từng lần bán hàng, mỗi một người mua đều phải xuất hóa đơn, cần phải đầu tư thêm các giải pháp kỹ thuật và hạ tầng thiết bị lắp mới hoàn toàn.

Do làm từ thời điểm đầu triển khai HĐĐT theo từng lần bán hàng theo yêu cầu của Chính phủ, nên chi phí công ty tôi chi trả cao hơn so với hiện nay, nhưng vẫn phải thực hiện vì nếu không sẽ phải dừng hoạt động", bà Hương nói.

Theo các doanh nghiệp, trước đây doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn chủ yếu cho khách hàng lớn, doanh nghiệp. Đối với khách hàng mua lẻ, chiếm tới 90 - 95% khách hàng, nhu cầu mua xăng chỉ từ 50.000 - 100.000 đồng nên doanh nghiệp thường "gom" các khách hàng lẻ vào chung một hóa đơn.

Tuy nhiên, với quy định mới, doanh nghiệp buộc phải thực hiện, đầu tư trang thiết bị, giải pháp kỹ thuật để đáp ứng đúng quy định của Nhà nước về áp dụng HĐĐT, nên chi phí lớn.

Một doanh nghiệp cho biết nhiều đơn vị cung cấp giải pháp đã giảm chi phí xuất hóa đơn sau từng lần bán hàng, nhưng mỗi tờ hóa đơn vẫn từ 50 - 55 đồng. Trường hợp cá nhân mua xăng là 50.000 đồng, nếu vào chu kỳ giá biến động, lợi nhuận giảm hoặc chiết khấu thấp, chắc chắn doanh nghiệp sẽ lỗ.

Do đó, các doanh nghiệp kiến nghị về lâu dài trong sửa đổi quy định về cơ chế tính giá xăng dầu, cần đưa chi phí hóa đơn vào cơ cấu giá thành để đảm bảo duy trì vận hành của doanh nghiệp.

Khách nhận phiếu thanh toán sau khi đổ xăng và trả phí bằng hình thức chuyển khoản - Ảnh: BÌNH MINH

Khách nhận phiếu thanh toán sau khi đổ xăng và trả phí bằng hình thức chuyển khoản - Ảnh: BÌNH MINH

Lo hệ thống chập chờn

Ngày 19-3, khảo sát của Tuổi Trẻ ở một số cây xăng trên địa bàn TP.HCM cho thấy ngoài hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex, nhiều cây xăng tư nhân đã áp dụng xuất HĐĐT khi khách có yêu cầu.

Tuy nhiên, hầu hết khách sử dụng xe máy, thậm chí cả khách đi ô tô cũng không yêu cầu cây xăng cung cấp hóa đơn bán lẻ. Thi thoảng mới có tài xế ô tô yêu cầu cấp hóa đơn.

Trao đổi với chúng tôi, ông L.V.B., giám đốc một cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM, cho biết nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đang "ngồi trên đống lửa" vì lo ngại bị rút giấy phép kinh doanh khi chưa hoàn tất áp dụng xuất hóa đơn từng lần bán.

Theo ông B., mỗi doanh nghiệp có tài chính nguồn lực khác nhau, chọn lựa đối tác công nghệ thực hiện áp dụng xuất hóa đơn vẫn còn trục trặc.

Nguyên nhân là do việc đấu nối thông tin trụ bơm xăng dầu và hệ thống quản lý chưa được đối tác hoàn tất, chứ không phải lỗi của cửa hàng. Bởi theo quy định, trụ bơm xăng dầu phải được phê duyệt mẫu, không thể muốn cắm thiết bị gì vào trụ bơm là được vì dẫn đến sai số.

Một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu khác cũng cho hay đang thúc đối tác hoàn tất thử nghiệm, tránh bị gián đoạn hoạt động kinh doanh nếu không hoàn tất việc lắp đặt công nghệ xuất hóa đơn đúng hạn.

"Bình quân mỗi ngày chúng tôi có 2.000 - 2.500 lượt khách đổ xăng. Trước đây, khách đi ô tô, xe tải... mua xăng dầu với giá trị hóa đơn cao mới yêu cầu lấy hóa đơn nên không vấn đề gì.

Nay quy định 100% khách đổ xăng, khách không có nhu cầu vẫn ghi nhận xuất hóa đơn trên hệ thống. Do đó, không loại trừ việc xảy ra chập chờn, khách chờ tốn thời gian lại thêm phức tạp", vị này nói.

* Ông Nguyễn Xuân Thắng (giám đốc Công ty xăng dầu Hải Âu Phát):

Cần sớm công bố quy trình tiêu chuẩn

Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đã chuẩn bị để xuất HĐĐT cho khách hàng. Tuy nhiên, do không có quy trình tiêu chuẩn trong việc xuất HĐĐT từng lần, nên mỗi hệ thống lại có quy trình khác nhau, không đồng bộ.

Hơn nữa, mức đầu tư các hệ thống hạ tầng này rất lớn, từ 15 - 20 triệu đồng cho đến 250 - 300 triệu đồng/cửa hàng, trở thành gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp.

Do đó, theo tôi, cơ quan quản lý nhà nước cần sớm công bố quy trình tiêu chuẩn về xuất HĐĐT từng lần trong kinh doanh xăng dầu để doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn công nghệ phù hợp.

Ngoài ra, cần giải pháp linh hoạt hơn, thay vì xuất HĐĐT từng lần cho mỗi người mua xăng dầu, doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn kèm mã số khách hàng, hóa đơn này kết nối với ngành thuế.

Khi có nhu cầu xuất HĐĐT, khách hàng chỉ cần vào website của ngành thuế, nhập mã mua hàng và cung cấp các thông tin của người mua (mã số thuế, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản...) để tải HĐĐT.

Như vậy doanh nghiệp sẽ không mất thời gian, nhân sự để lấy thông tin và xuất hóa đơn cho khách hàng trong khi không phải ai cũng có nhu cầu lấy hóa đơn.

"Tối hậu thư" của Bộ Công Thương

Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố và các thương nhân kinh doanh xăng dầu về việc thực hiện quy định về HĐĐT.

Theo đó, các thương nhân đầu mối và phân phối xăng dầu được yêu cầu thực hiện nghiêm công điện và các chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương về việc HĐĐT tại các cửa hàng bán lẻ, cung cấp dữ liệu theo quy định.

Các sở công thương các địa phương được đề nghị đôn đốc, giám sát các thương nhân kinh doanh xăng dầu chấp hành quy định về việc lập HĐĐT tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu cho các khách hàng theo từng lần bán và cung cấp dữ liệu HĐĐT.

Các địa phương phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương để chỉ đạo lực lượng chức năng xem xét, xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến hết ngày 31-3 nếu không thực hiện quy định về HĐĐT.

Cơ quan thuế sẽ xử phạt doanh nghiệp vi phạm

Ghi nhận đến ngày 6-3 từ các cục thuế cho thấy, toàn quốc mới có 8.285 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành HĐĐT sau từng lần bán hàng, đạt khoảng 52,2% tổng số cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Đến nay vẫn còn 30/63 địa phương có tiến độ đạt dưới 50%, cá biệt có 17/63 địa phương đạt tiến độ dưới 30%.

Do đó, Tổng cục Thuế đã yêu cầu cục trưởng các cục thuế địa phương cần trực tiếp chỉ đạo để thực hiện nghiêm quy định về HĐĐT, kết nối dữ liệu với cơ quan thuế theo quy định.

Kịp thời hỗ trợ người nộp thuế thực hiện việc phát hành HĐĐT, lập đoàn kiểm tra liên ngành về việc áp dụng HĐĐT và kết nối dữ liệu về cơ quan thuế, xử phạt với trường hợp không thực hiện hoặc cố tình không thực hiện.

Đà Nẵng sẵn sàng xuất HĐĐT, lo "đơ" phần mềm

Đến thời điểm này 104 cây xăng ở TP. Đà Nẵng đã sẵn sàng xuất hóa đơn điện tử đối với từng lần bán xăng dầu - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đến thời điểm này 104 cây xăng ở TP. Đà Nẵng đã sẵn sàng xuất hóa đơn điện tử đối với từng lần bán xăng dầu - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Đến thời điểm này 104 cây xăng trên địa bàn TP Đà Nẵng đều đã hoàn thành đầu tư phần mềm, cột bơm điện tử và tập huấn đội ngũ thực hiện xuất HĐĐT đối với từng lần bán xăng dầu.

Ông Nguyễn Văn Thanh, phó giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh, cho biết từ tháng 1-2024 cả 15 cửa hàng xăng dầu của đơn vị đã thực hiện xuất HĐĐT đối với từng lần bơm xăng. Trung bình mỗi ngày một cửa hàng của đơn vị này phải ra từ 1.500 - 3.000 hóa đơn mỗi lần bán dù tỉ lệ khách yêu cầu lấy hóa đơn chưa tới 5%.

Theo ông Thanh, từ năm 2020 do nhu cầu về quản lý vận hành, đơn vị đã bỏ ra hơn 10 tỉ đồng đầu tư hiện đại các trụ bơm và hệ thống máy tính nên không còn bỡ ngỡ với việc xuất hóa đơn từng lần bán.

"Tất nhiên ngoài giờ hành chính, anh em nhân viên bơm xăng khó xuất nhanh được như kế toán nhưng 100% người lao động của chúng tôi đã sẵn sàng và thành thạo nghiệp vụ này", ông Thanh nói.

Theo ghi nhận tại cửa hàng xăng dầu Hòa Khánh 16 (đường Trường Sơn, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) chiều 19-3, khi khách hàng có yêu cầu xuất hóa đơn, bộ phận bơm xăng giới thiệu vào phòng kế toán. Nhân viên ở đây dựa trên thời gian thực để xuất hóa đơn cho khách.

Đại diện cửa hàng cho biết trung bình mỗi ngày có hơn 2.000 lượt khách đến bơm xăng, nhưng chưa tới 50 khách yêu cầu xuất hóa đơn.

"Dù khách có yêu cầu xuất hóa đơn hay không vẫn phải có thêm một kế toán thực hiện xử lý dữ liệu bên trong", vị này nói.

Cần Thơ: sẽ kiểm tra và xử lý

Ông Huỳnh Tấn Phát, phó cục trưởng Cục Thuế TP Cần Thơ, cho biết đã có văn bản gửi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đề nghị đến cuối tháng 3-2024 phải xong 100% thực hiện lập HĐĐT theo từng lần bán hàng.

Cần Thơ có 148 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, trong đó có 264 cửa hàng bán lẻ, với 1.010 cột bơm xăng dầu. Đến thời điểm ngày 18-3, đã có 141/264 cửa hàng thực hiện xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng, chiếm hơn 53%.

Theo ông Phát, sau thời điểm này, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ đi kiểm tra. Nếu doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử phạt, thậm chí rút giấy phép kinh doanh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hùng Em, cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP Cần Thơ, cho biết qua làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, 100% doanh nghiệp cam kết đến ngày 31-3 sẽ hoàn thành chuyển đổi thực hiện xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng, dù đang gặp khó về kinh phí lắp đặt thiết bị.

"Qua ngày 31-3, hết thời gian đó sẽ kiểm tra và lập biên bản xử lý, nếu chưa thực hiện sẽ bị xử phạt", ông Hùng Em nói.

Trong tháng 3, dứt khoát thu giấy phép nếu không áp dụng hóa đơn điện tử xăng dầuTrong tháng 3, dứt khoát thu giấy phép nếu không áp dụng hóa đơn điện tử xăng dầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh như vậy khi kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày 2-3.

Xem thêm: mth.23293203291304202-gnouc-gnouc-peihgn-hnaod-mal-iahp-nah-ned-uad-gnax-el-nab-nod-aoh/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hóa đơn bán lẻ xăng dầu đến hạn phải làm, doanh nghiệp cuống cuồng”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools