vĐồng tin tức tài chính 365

Vụ Vạn Thịnh Phát: Chứng thư thẩm định giá có thay thế được kết luận giám định?

2024-03-20 12:05
Bà Trương Mỹ Lan nghiên cứu hồ sơ tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Bà Trương Mỹ Lan nghiên cứu hồ sơ tại tòa - Ảnh: HỮU HẠNH

Ngày 20-3, các luật sư bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan tiếp nối phần bào chữa cho thân chủ sau phần trình bày của luật sư Phan Trung Hoài vào chiều hôm qua.

Các luật sư cho rằng hành vi của bà Trương Mỹ Lan không cấu thành tội tham ô

Đồng quan điểm với luật sư Phan Trung Hoài, luật sư Nguyễn Huy Thiệp cũng cho rằng hành vi của bà Lan ở 2 giai đoạn như cáo trạng truy tố đều là hành vi chỉ đạo lập khống hồ sơ vay vốn, nhưng lại bị truy tố 2 tội danh khác nhau là không phù hợp.

Cũng theo luật sư, việc suy diễn vì nắm cổ phần chi phối nên bà Trương Mỹ Lan có quyền lực chi phối, chỉ đạo, điều hành tuyệt đối mọi họat động của SCB là không có căn cứ và không phù hợp với quy định pháp luật.

Ông Thiệp nói lý do bà Lan không thể chi phối SCB bởi bộ máy và những người điều hành SCB phải được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Luật sư Thiệp cho rằng bà Trương Mỹ Lan không phải là người có chức vụ, quản lý tại Ngân hàng SCB nên tài sản của SCB, bà Lan hoàn toàn không có trách nhiệm quản lý.

Nếu có căn cứ xác định bà Lan chiếm đoạt tiền của SCB thì cũng không thể coi là dấu hiệu cấu thành tội tham ô tài sản.

Luật sư "băn khoăn" về việc xác định thiệt hại của vụ án Vạn Thịnh Phát

Đồng quan điểm, luật sư Trương Thanh Đức đề nghị hội đồng xét xử xác định lại về giá trị tài sản, để đánh giá về mức độ thiệt hại.

Luật sư đặt câu hỏi về việc bà Trương Mỹ Lan đã sử dụng bao nhiêu tiền trong tổng số nợ gốc và lãi, mà lại phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ 93% số tiền đó, nhất là tiền lãi?

Các luật sư: Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh, Trương Thanh Đức và Phan Minh Hoàng (hàng đầu) - Ảnh: HỮU HẠNH

Các luật sư: Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh, Trương Thanh Đức và Phan Minh Hoàng (hàng đầu) - Ảnh: HỮU HẠNH

Đây là một điểm đặc biệt do xuất hiện con số 93%, không có trong bất kỳ vụ án nào, nên cần phải hết sức lưu tâm xem xét một cách thỏa đáng.

Cùng bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan, luật sư Giang Hồng Thanh cho rằng ngày 3-1-2023 Ngân hàng SCB ký hợp đồng thuê Công ty TNHH thẩm định giá Hoàng Quân thực hiện định giá tài sản của SCB.

Theo luật sư Thanh, mục đích của việc thẩm định giá là "để xác định giá trị thị trường của các tài sản tại thời điểm 30-9-2022.

Chứng thư được thẩm định là nhằm phục vụ công tác rà soát, đánh giá thực trạng tài chính của Ngân hàng SCB".

Tuy nhiên, ở đây các chứng thư thẩm định giá lại được sử dụng như kết luận giám định trong tố tụng hình sự để đánh giá thiệt hại của SCB. Điều này khác hoàn toàn với mục đích ghi trong chứng thư.

"Để có thể xác định hành vi của bà Trương Mỹ Lan có gây thiệt hại cho SCB hay không, có chiếm đoạt tiền của SCB hay không thì phải trưng cầu cơ quan chuyên môn thực hiện việc giám định.

Chứng thư thẩm định giá của Công ty Hoàng Quân không thể thay thế kết luận giám định của cơ quan chuyên môn", luật sư lập luận.

Cũng theo luật sư, cáo trạng quy kết tính đến ngày 17-10-2022, bà Trương Mỹ Lan gây thiệt hại 194.000 tỉ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỉ đồng của Ngân hàng SCB.

Số tiền này chưa trừ đi hơn 74.300 tỉ đồng mà Công ty Hoàng Quân đã định giá 206 mã tài sản, cũng như giá trị của 440 mã tài sản chưa được định giá.

Ngoài ra, bà Trương Mỹ Lan bị bắt ngày 6-10-2022, do đó những khoản phát sinh từ ngày 7-10-2022 đến ngày 17-10-2022 không thể buộc bà Lan phải chịu trách nhiệm.

Luật sư Thanh nhận định chính vì số tiền thiệt hại/chiếm đoạt trong vụ án này không được trưng cầu và kết luận giám định theo đúng pháp luật tố tụng hình sự nên số liệu còn nhiều bất cập, dẫn đến khả năng SCB không bị thiệt hại, bị chiếm đoạt nhiều như cáo trạng xác định.

Luật sư cho rằng chứng cứ quy tội đưa hối lộ chưa vững chắc

Về tội đưa hối lộ, luật sư Nguyễn Huy Thiệp đánh giá lời khai của bà Trương Mỹ Lan, bà Đỗ Thị Nhàn (cựu trưởng đoàn thanh tra) và ông Võ Tấn Hoàng Văn là không phù hợp với nhau.

Bà Nhàn khai yêu cầu bà Lan bán tài sản để khắc phục, tất toán, thu hồi nợ tại các khoản vay sai phạm lớn.

Bà Lan thì khai cuộc gặp lần thứ nhất là để xác nhận tài sản đang đảm bảo cho các khoản vay tại SCB có phải là tài sản của bị cáo hay không, lần thứ 2 là do Võ Tấn Hoàng Văn nhờ bà Lan gặp bà Nhàn và nói giúp kết thúc thanh tra tại SCB sớm.

Trong khi đó thì ông Võ Tấn Hoàng Văn khai nghe bà Nhàn nói lại bà Nhàn hướng dẫn bà Lan tất toán khoản vay của nhóm 71 khách hàng bằng cách cho khách hàng mới vay để trả nợ cũ.

Hơn nữa lời khai của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn đã xác định rằng không tham gia hai cuộc gặp này nên không thể biết nội dung trao đổi cũng như địa điểm gặp.

Luật sư cho rằng ngoài lời khai của bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn thì không có chứng cứ nào khác chứng minh Văn đưa 5,2 triệu USD cho bà Nhàn là theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.

Luật sư cũng đặt dấu hỏi tính khách quan của lời khai duy nhất của Văn, trong khi Văn không bị xem xét trách nhiệm tội đưa hối lộ.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Toàn bộ mức án viện kiểm sát đề nghị với 86 bị cáoVụ Vạn Thịnh Phát: Toàn bộ mức án viện kiểm sát đề nghị với 86 bị cáo

Chiều 19-3, đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM đã luận tội và đề nghị mức án đối 86 bị cáo vụ án Vạn Thịnh Phát. Theo đó, bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án tử hình, 85 bị cáo còn lại bị đề nghị mức án đến chung thân.

Xem thêm: mth.47494250102304202-hnid-maig-naul-tek-coud-eht-yaht-oc-aig-hnid-maht-uht-gnuhc-tahp-hniht-nav-uv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vụ Vạn Thịnh Phát: Chứng thư thẩm định giá có thay thế được kết luận giám định?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools