vĐồng tin tức tài chính 365

Trương Mỹ Lan mong muốn được khắc phục hậu quả cho chồng và cháu gái

2024-03-21 18:07

Ngày 21/3/2024, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, gọi tắt là Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 đồng phạm tiếp tục phần tranh tụng. Các luật sư đã tập trung trình bày quan điểm bào chữa cho Chu Lập Cơ (chồng bà Lan) và Trương Huệ Vân (cháu, bà Lan nuôi từ nhỏ, coi như con gái). Cũng trong phần tranh tụng, Trương Mỹ Lan đã viết đơn gửi HĐXX về nguyện vọng khắc phục hậu quả cho chồng và cháu gái của mình.

Bị cáo Trương Mỹ Lan

Gia đình các bị cáo bị truy nã không hồi đáp khi luật sư liên hệ

Trước khi trình bày quan điểm, các luật sư bào chữa cho các bị cáo bị xét xử vắng mặt do bỏ trốn và bị truy nã nêu đã tích cực liên hệ các gia đình đề nghị cung cấp các chứng cứ gỡ tội nhưng không được hồi đáp.

Luật sư không tranh luận về tội danh mà cáo trạng truy tố. Do các bị cáo đang bỏ trốn nên các luật sư không biết được ý chí của họ khi thực hiện hành vi. Việc kết tội các bị cáo chỉ dựa trên các hồ sơ, lời khai của các bị cáo khác.

Theo cáo trạng, 5 bị cáo đang bỏ trốn và bị truy nã là các cựu lãnh đạo SCB, đã giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan rút tiền của SCB, gây thiệt hại đặc biệt lớn.

Trong đó, Nguyễn Lâm Anh Vũ - cựu Phó giám đốc Ngân hàng SCB Chi nhánh Bến Thành, Trầm Thích Tồn - cựu thành viên HĐQT SCB, Chiêm Minh Dũng - cựu Phó tổng giám đốc SCB, Nguyễn Thị Thu Sương - cựu Chủ tịch HĐQT SCB, Đinh Văn Thành - cựu Chủ tịch HĐQT SCB.

Cáo trạng xác định, từ ngày 13/8/2014 đến ngày 31/8/2015, bị cáo Nguyễn Lâm Anh Vũ với vai trò là cựu Phó giám đốc Ngân hàng SCB Chi nhánh Bến Thành đã ký 112 tờ trình thẩm định, 36 hợp đồng tín dụng/hợp đồng thế chấp tài sản đồng ý cho 112 khách hàng là các cá nhân thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vay 112 khoản tại SCB. Hành vi của Nguyễn Lâm Anh Vũ đã giúp sức tích cực cho bà Trương Mỹ Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây thiệt hại cho SCB số tiền hơn 3.700 tỷ đồng. Bị cáo Vũ bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.

Bị cáo Trầm Thích Tồn làm việc tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát từ năm 2004 với nhiều chức vụ lãnh đạo tại Công ty An Đông, Công ty CP đầu tư Vạn Thịnh Phát, Công ty Đại Trường Sơn. Năm 2010, Trương Mỹ Lan đưa Trầm Thích Tồn lên làm thành viên HĐQT SCB. Sau khi hợp nhất 3 ngân hàng, Trầm Thích Tồn được giữ chức vụ thành viên HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT SCB. Từ ngày 25/7/2012 đến ngày 24/5/2013, Trầm Thích Tồn ký 4 biên bản họp/phiếu biểu quyết của HĐQT cho 80 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát vay 80 khoản vay tại SCB. Hành vi của ông Trầm Thích Tồn đã giúp sức cho Trương Mỹ Lan rút tiền của SCB, gây thiệt hại cho SCB hơn 7.100 tỷ đồng.

Bị cáo Nguyễn Thị Thu Sương trước khi làm việc cho Trương Mỹ Lan, công tác tại Ban thi đua khen thưởng TPHCM nên có nhiều mối quan hệ với các cơ quan chức năng thành phố. Do vậy Trương Mỹ Lan đã mời về làm việc tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và sau đó giữ chức vụ lãnh đạo tại Ngân hàng Đệ Nhất. Khi hợp nhất 3 ngân hàng, Nguyễn Thị Thu Sương là người giúp Trương Mỹ Lan mua 30% cổ phần Ngân hàng Đệ Nhất của cổ đông người Singapore. Năm 2012, Lan đồng ý để Sương làm Chủ tịch HĐQT SCB, trực tiếp nhận thông tin chỉ đạo của Trương Mỹ Lan về việc thực hiện các hồ sơ tín dụng, sau đó chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tại SCB thực hiện. Cáo trạng xác định, từ ngày 25/7/2012 đến ngày 30/7/2013, Nguyễn Thị Thu Sương đã ký 4 biên bản họp/phiếu biểu quyết của HĐQT, 2 Nghị quyết đồng ý cho 79 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, với 79 khoản vay tại SCB. Hành vi của Nguyễn Thị Thu Sương giúp sức tích cực cho Trương Mỹ Lan rút tiền của SCB, gây hậu quả thiệt hại cho SCB gần 7.000 tỷ đồng.

Đối với bị cáo Chiêm Minh Dũng, từ ngày 20/11/2012 đến ngày 4/4/2019, ký hợp thức 362 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB gần 141.000 tỷ đồng.

Bị cáo Đinh Văn Thành, từ ngày 28/6/2012 đến ngày 19/10/2017, ký hợp thức hồ sơ 174 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB hơn 42.700 tỷ đồng; từ ngày 9/2/2018 đến ngày 6/12/2020, ký hợp thức hồ sơ 305 khoản vay, giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt của SCB hơn 189.000 tỷ đồng và gây thiệt hại hơn 99.600 tỷ đồng.

Những đồng phạm này đã tham gia vào các hành vi lạm dụng chức vụ, vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, và tham ô tài sản, gây thiệt hại nặng nề cho Ngân hàng SCB. Họ đã xuất cảnh ra nước ngoài trước khi vụ án được khởi tố, gây khó khăn cho quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Quan điểm của các luật sư, các bị cáo bỏ trốn đều là người làm công ăn lương, không hưởng lợi từ việc phạm tội mà chỉ hưởng lương theo quy định. Từ đó, mong hội đồng xét xử xem xét một cách khách quan, hợp tình hợp lý để có phán quyết khách quan, phù hợp, toàn diện, nhân văn nhất đối với các bị cáo khi xét xử vắng mặt.

Mong muốn khắc phục hậu quả cho chồng và cháu gái

Tại tòa, Trương Mỹ Lan viết đơn gửi HĐXX về nguyện vọng khắc phục hậu quả vụ án. Chủ tọa sau khi nhận đơn đã công bố nội dung.

Theo đó, Trương Mỹ Lan đề xuất với tòa được chuyển số tiền 1.000 tỷ đồng Nguyễn Cao Trí trả lại và 650 tỷ đồng do một đối tác mới trả nợ, để khắc phục hậu quả. Trong đó chuyển 1.350 tỷ đồng khắc phục cho cháu ruột là bị cáo Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát); chuyển 300 tỷ khắc phục cho chồng là Chu Lập Cơ.

Bị cáo Chu Lập Cơ

Theo luật sư bào chữa cho Trương Huệ Vân, nếu nguyện vọng của bà Trương Mỹ Lan được HĐXX đồng ý, số tiền 1.350 tỷ đồng khắc phục hậu quả cho Trương Huệ Vân thì hậu quả của hành vi sai phạm của Trương Huệ Vân đã được khắc phục hoàn toàn. Luật sư này đề nghị VKS và HĐXX ghi nhận tình tiết mới "vô cùng quan trọng" này cho thân chủ và xem xét một cách toàn diện để thân chủ được hưởng mức án khoan hồng, giảm nhẹ nhất có thể.

Trương Huệ Vân bị cáo buộc đã thực hiện chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, đồng thời lợi dụng chức vụ quyền hạn là Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chỉ đạo cấp dưới thành lập, sử dụng 52 công ty "ma" và 4 công ty có hoạt động thật, tạo lập 155 khoản vay tại SCB, giúp bà Lan chiếm đoạt hơn 1.088 tỷ đồng. VKS đánh giá bị cáo Vân thành khẩn khai báo, nhân thân tốt, song "hành vi phạm tội tinh vi, gây hậu quả đặc biệt lớn" nên đề nghị mức án 19-20 năm tù.

Mong được hưởng sự khoản hồng nhất có thể

Luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh bào chữa cho bị cáo Chu Lập Cơ cho rằng mức đề nghị của VKS có phần nghiêm khắc, đề nghị HĐXX xem xét bối cảnh, nguyên nhân dẫn đến hành vi sai phạm của thân chủ. Thực tế là, thời điểm Chu Lập Cơ ký các văn bản đồng ý cho vợ mượn tài sản Times Square vay tiền tại SCB thì nhà băng này có tình trạng rất xấu. Mục đích việc cho mượn tài sản là muốn giúp vợ đưa SCB thoát khỏi tình trạng khó khăn.

Bị cáo Chu Lập Cơ (Công ty cổ phần Times Square) bị cáo buộc đã thống nhất với vợ sử dụng tài sản là tòa nhà Times Square để đảm bảo cho các khoản vay. Sau khi có tài sản đảm bảo, Trương Mỹ Lan chỉ đạo các cá nhân tại SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Times Square lập các hồ sơ vay vốn khống hoặc nhờ người đứng tên các khoản vay và ký khống hồ sơ, thủ tục vay vốn. Cơ quan điều tra xác định ông Chu Lập Cơ đã giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 9.100 tỉ đồng.

"Việc chồng cho vợ mượn tài sản là việc hết sức bình thường. Ông Cơ cũng không nhất thiết phải theo dõi quá trình sử dụng tài sản vì tin tưởng hoàn toàn vào vợ. Trước khi đặt bút ký giấy tờ cho mượn tài sản thế chấp, bị cáo cũng tin tưởng vào hệ thống văn phòng, nhân viên cấp dưới"- luật sư Quỳnh Anh nêu quan điểm.

Bị cáo Chu Lập Cơ bị xác định giúp sức cho Trương Mỹ Lan, 2 lần ký biên bản HĐQT, đồng ý thế chấp tài sản của Công ty Times Square để bảo lãnh cho 73 khoản vay, gây thiệt hại cho SCB 9.116 tỷ đồng. VKS ghi nhận bị cáo đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, ăn năn hối cải, được Nhà nước tặng huân chương lao động, UBND TPHCM tặng nhiều bằng khen vì hoạt động tích cực phòng chống Covid-19 và từ thiện; không có tình tiết tăng nặng; nên đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án 10-11 năm tù về tội Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Một luật sư khác bào chữa cho Chu Lập Cơ cho rằng kết quả định giá của Công ty thẩm định giá Hoàng Quân đối với tài sản Times Square là chưa đầy đủ vì chưa tính đến giá trị quyền sử dụng đất. Theo luật sư, trước đó, tài sản này được một công ty định giá độc lập khác định giá là 45.000 tỷ đồng, nếu cấn trừ đi dư nợ gốc và lãi đến năm 2022 của các khoản vay do Chu Lập Cơ ký là 39.000 tỷ thì tài sản này đủ để đảm bảo khắc phục toàn bộ hậu quả, cộng với 300 tỷ đồng bà Lan vừa đề nghị HĐXX chuyển cho chồng. Từ đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét một cách toàn diện, tất cả các tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ, để bị cáo được hưởng sự khoản hồng nhất có thể.

Bị cáo Trương Huệ Vân

Luật sư bào chữa cho ông Chu Lập Cơ cho rằng đại diện viện kiểm sát nhận định bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng nhưng mức hình phạt đề nghị từ 10-11 năm tù là quá nghiêm khắc.

Sau khi được phiên dịch lại luận cứ bào chữa của luật sư bằng tiếng Anh, ông Chu Lập Cơ nói đã đến Việt Nam hàng chục năm trước rồi lập gia đình và làm ăn kinh doanh tại đây nên xem Việt Nam là quê hương thứ hai của mình. Bị cáo Cơ vẫn khẳng định việc đồng ý với vợ cho mượn tòa nhà Times Square là để tái cấu trúc SCB theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước nên đề nghị hội đồng xét xử xem xét...

Hà An- Văn Toàn

Xem thêm: lmth.032061_iag-noc-av-gnohc-ohc-auq-uah-cuhp-cahk-neit-uu-nal-ym-gnourt/et-hnik-hnin-na/nv.moc.nagnoc

Comments:0 | Tags:An ninh kinh tế

“Trương Mỹ Lan mong muốn được khắc phục hậu quả cho chồng và cháu gái”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools