vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất cơ chế 'thử nghiệm có kiểm soát' trong dự Luật Thủ đô

2024-03-26 10:52
Quang cảnh hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách - Ảnh: GIA HÂN

Quang cảnh hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 26-3, hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về dự án Luật Thủ đô sửa đổi.

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là gì?

Một trong những vấn đề lớn được xin ý kiến, là về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.

Theo dự luật, thử nghiệm có kiểm soát là việc thử nghiệm công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo trong điều kiện thực tế, với phạm vi được giới hạn dưới sự kiểm soát đặc biệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lĩnh vực công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới được đề xuất thử nghiệm phải có khả năng mang lại giá trị và hiệu quả cao về kinh tế - xã hội mà pháp luật chưa có quy định, chưa cho phép thực hiện hoặc quy định hiện hành của pháp luật không còn phù hợp...

Thử nghiệm có kiểm soát có thể bị giới hạn về không gian địa lý triển khai thực hiện; quy mô thử nghiệm... Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm.

UBND TP Hà Nội dự kiến được cho phép thử nghiệm có kiểm soát dưới hình thức cấp phép có thời hạn đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mà pháp luật chưa có quy định, chưa cho phép thực hiện hoặc cấp phép có thời hạn.

Được cho phép quyết định miễn trừ áp dụng một số quy định của pháp luật trong phạm vi giới hạn thử nghiệm đã có quy định của pháp luật nhưng không đủ cụ thể hoặc không còn phù hợp...

HĐND TP Hà Nội có quyền quyết định cho miễn trừ áp dụng một số quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng, thông tư của bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi giới hạn thử nghiệm phù hợp với yêu cầu, mục đích thử nghiệm.

Đáng chú ý, dự thảo luật quy định tổ chức, doanh nghiệp thử nghiệm được miễn trách nhiệm pháp lý khi đã thực hiện đầy đủ nội dung quy định trong quy chế thử nghiệm có kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền...

Thường trực Ủy ban Pháp luật cho rằng quy định trên là phù hợp với yêu cầu tại nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Do cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là mô hình mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến các bộ, ngành để hoàn thiện quy định này.

Riêng về phạm vi các nội dung có thể được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, có ý kiến đề nghị nên giới hạn cụ thể hơn.

Ví dụ, chỉ gồm công nghệ mới thuộc một số lĩnh vực nhất định như quy định tại nghị quyết 98 của Quốc hội áp dụng với TP.HCM do đây là một nội dung mới, cần có bước đi thận trọng.

Cần quy định cụ thể, tránh áp dụng tràn lan

Đại biểu Trần Văn Khải - Ảnh: GIA HÂN

Đại biểu Trần Văn Khải - Ảnh: GIA HÂN

Nêu ý kiến sau đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội) nói trong dự thảo, cơ chế thử nghiệm được áp dụng ở tất cả các lĩnh vực. Do đó, ông đề nghị cần theo hướng thận trọng, bảo đảm kiểm soát tốt.

Vì vậy luật nên giới hạn cụ thể một số lĩnh vực được phép thử nghiệm có kiểm soát, mà không nên giao UBND TP quyết định.

Bên cạnh đó dự luật hiện chủ yếu tập trung quy định đầu vào của cơ chế thử nghiệm, mà chưa có quy định về đầu ra như việc rút khỏi cơ chế thử nghiệm đang thế nào? Hậu quả pháp lý khi kết thúc cơ chế thử nghiệm ra sao? Vì vậy, ông đề nghị xem xét bổ sung các quy định này trong luật.

Đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) nói dự luật quy định về thử nghiệm có kiểm soát không rõ giới hạn. Ông Khải cho rằng quy định có “chỗ còn mập mờ, dễ xung đột pháp luật trong những trường hợp cụ thể”.

Với quyền của HĐND TP Hà Nội, theo ông Khải, cần quy định điều kiện cụ thể, lĩnh vực cụ thể được thực hiện. Việc này để tránh áp dụng tùy tiện, hay tạo ra cách hiểu, cách áp dụng pháp luật thiếu thống nhất mà nhiều lĩnh vực chỉ do Quốc hội quyết định bằng một đạo luật.

Theo ông, cần sửa quy định theo hướng quy định cơ chế, phạm vi, điều kiện, giới hạn theo từng lĩnh vực phù hợp với điều kiện đặc thù. Không nên quy định chung để có thể áp dụng tràn lan dễ sơ hở.

Sửa Luật Thủ đô: Hai thành phố mới của Hà Nội sẽ có thẩm quyền gì?Sửa Luật Thủ đô: Hai thành phố mới của Hà Nội sẽ có thẩm quyền gì?

Để tạo cơ sở pháp lý bước đầu cho 2 thành phố mới khi được thành lập của Hà Nội, dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi đã quy định một số thẩm quyền cụ thể.

Xem thêm: mth.15872859062304202-od-uht-taul-ud-gnort-taos-meik-oc-meihgn-uht-ehc-oc-taux-ed/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất cơ chế 'thử nghiệm có kiểm soát' trong dự Luật Thủ đô”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools