vĐồng tin tức tài chính 365

Chánh án giải thích việc 'thắt chặt ghi âm, ghi hình' tại phiên tòa

2024-03-27 10:30

Phát biểu tiếp thu, giải trình về dự án Luật Tổ chức tòa án (sửa đổi) chiều 26/3 tại hội nghị đại biểu chuyên trách, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình nói việc siết ghi âm, ghi hình nhằm đảm bảo 3 yêu cầu của phiên tòa: đúng luật, chất lượng và trang nghiêm.

Tại dự thảo Luật Tổ chức tòa án nhân dân sửa đổi, TAND Tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa... phải được sự đồng ý của họ.

Với nhiệm vụ chuyên môn, tòa án ghi âm lời nói, ghi hình ảnh diễn biến song việc cung cấp, sử dụng dữ liệu phải bảo đảm quyền con người, bí mật nhà nước, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình...

Dự thảo đề xuất người tham dự phiên tòa, phiên họp không được truyền phát trực tiếp, trực tuyến (livestream); không đưa tin làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan của tòa án.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Phạm Thắng

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Phạm Thắng

Người đứng đầu ngành tòa án cho rằng phóng viên tác nghiệp tại phiên tòa phải mang nhiều thiết bị, di chuyển chọn góc đẹp nên làm xáo trộn, ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của phiên tòa. "Vì vậy, quy định này chỉ nhằm điều chỉnh việc truyền thông của cơ quan báo chí trong phạm vi phiên tòa xét xử. Ra ngoài hành lang phỏng vấn ai, đưa tin như thế nào, chúng tôi không ngăn cản", ông Bình nói.

Ông Bình nói việc này còn nhằm bảo đảm các cơ quan tiến hành tố tụng tập trung cao nhất cho việc xét xử, chứ không phải để làm hình ảnh trước truyền thông. Các thẩm phán, kiểm sát viên và luật sư khi bị chĩa máy quay lúc đang làm việc cũng khiến tư tưởng bị phân tán. "Không ai muốn hình ảnh đưa lên truyền thông bị xấu, phải nở nụ cười, nhưng lúc đăm chiêu suy nghĩ thì không thể cười được", ông Bình giải thích.

Cho rằng đề xuất này được áp dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia nhằm đảm bảo quyền con người, chánh án lấy ví dụ trong phiên tòa xét xử ly hôn, lý lẽ của vợ và chồng được ghi lại đưa lên mạng sẽ rất phức tạp, xâm phạm đến quyền con người. "Họ không muốn cho thế giới biết họ có bao nhiêu tài sản, lý do vì sao phải ly hôn", ông Bình nói.

Phó đoàn Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng quy định chặt chẽ việc đưa tin tại các phiên tòa là cần thiết. Thông tin không đầy đủ, hoặc chọn lọc tình tiết nhằm định hướng dư luận là vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác xét xử, giảm niềm tin của nhân dân vào chính sách pháp luật.

Tuy nhiên, với việc siết ghi âm, ghi hình, nữ đại biểu đề nghị cần rà soát và quy định cẩn trọng để không làm trái nguyên tắc xét xử công khai của tòa án đã được quy định trong Hiến pháp.

Bên cạnh đó, bà đặt câu hỏi việc quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên mới được tham dự phiên tòa xét xử công khai có cần thiết không. "Đã là công khai tại sao chỉ công khai đối với đối tượng trên 16 tuổi, bởi trẻ dưới 16 tuổi cũng có những nhận thức nhất định về pháp luật", bà nói, đề nghị giải trình làm rõ.

Góp ý nội dung này trước đó, Bộ Thông tin - Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam đều đề nghị cho phép ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa công khai.

Thường trực Ủy ban Văn hóa - Giáo dục đề nghị quy định theo hướng tạo điều kiện cho cơ quan báo chí đưa tin chính xác về vụ án. Một số cơ quan cho rằng quy định như dự thảo là hẹp hơn quy định của luật tố tụng hiện hành, chưa thuận lợi cho tác nghiệp của báo chí tại phiên tòa.

Sơn Hà

Xem thêm: lmth.3986274-aot-neihp-iat-hnih-ihg-ma-ihg-tahc-taht-ceiv-hciht-iaig-na-hnahc/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chánh án giải thích việc 'thắt chặt ghi âm, ghi hình' tại phiên tòa”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools