Tín dụng 2 tháng đầu năm mặc dù sụt giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng đang bắt đầu có tín hiệu khả quan hơn. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) 2 tháng đầu năm ước tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy nhịp sản xuất của doanh nghiệp đang dần trở lại. Kéo theo đó, nhu cầu vốn tại môt số doanh nghiệp cũng cao hơn.
Công ty Cổ phần EMIN Việt Nam cho biết, lượng đơn hàng đã tăng trở lại. Doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng trưởng 25% trong năm nay nên số vốn cần huy động dự kiến cũng tăng tương ứng.
Ông Tống Minh Phương - Quản lý mua hàng quốc tế, Công ty Cổ phần EMIN Việt Nam cho hay: "Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp có kế hoạch phát triển và mở rộng nhiều hơn. Vì vậy, nguồn vốn từ ngân hàng cũng sẽ huy động nhiều hơn".
Guồng sản xuất trở lại nhu cầu vốn tại một số doanh nghiệp cũng dần phục hồi. (Ảnh minh họa - Ảnh: Dân trí)
Để kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tăng lên, nhiều ngân hàng đã đưa ra các gói vay ưu đãi, cho từng ngành hàng, đối tượng cụ thể. Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản vay mới hiện là 6,4%/ năm, giảm 0,7%/năm so với cuối năm 2023. Mặt bằng lãi suất thấp được kỳ vọng sẽ kích thích thêm nhu cầu vay vốn.
PGS.TS Phạm Hoàng Anh - Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng cho biết: "Có nhiều yếu tố thuận lợi lãi suất cho vay hạ thêm. Giờ này năm ngoái mặt bằng lãi suất huy động bắt động giảm. Đây là cơ sở để các ngân hàng thương mại giảm thêm mức lãi suất cho vay, đẩy dòng tín dụng".
Các chuyên gia cũng nhận định, bên cạnh việc giảm lãi suất các ngân hàng phải nắm bắt nhu cầu các đơn vị sản xuất kinh doanh theo hợp đồng sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá các giải pháp để khuyến khích người vay như cho vay online, hay vay thấu chi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.74044035172304202-ioh-cuhp-nad-peihgn-hnaod-auc-nov-uac-uhn/et-hnik/nv.vtv