vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao cần giữ từ 'Diên' trong tên xã, phường thuộc Diên Khánh?

2024-03-28 03:34
Xứ Thành Diên Khánh cùng cây di sản dầu đôi (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) hiện nay - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Xứ Thành Diên Khánh cùng cây di sản dầu đôi (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) hiện nay - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Sau khi UBND huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) có thông báo kết luận về việc Huyện thống nhất đổi tên thị trấn Diên Khánh là phường Phú Thành khi trở thành phường (thuộc thị xã Diên Khánh được lập sau này), nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nguyễn Văn Thích có trao đổi với phóng viên báo Tuổi Trẻ Online về vấn đề mà người dân Diên Khánh và dư luận đang rất quan tâm.

Từ tên phủ "Diên Ninh" đến "Diên Khánh" đều là mỹ tự, giàu ý nghĩa

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thích, huyện Diên Khánh ngày nay vốn là vùng đất phủ Diên Ninh thuộc dinh Thái Khang xưa kia. Đến năm 1742 chúa Nguyễn Phúc Khoát mới đổi tên phủ Diên Ninh thành phủ Diên Khánh.

Như vậy, tên gọi Diên Khánh đến nay đã có lịch sử 282 năm.

Một đoạn thành xưa hơn 230 năm thuộc di tích quốc gia thành cổ Diên Khánh (xây dựng năm 1793) thuộc thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Một đoạn thành xưa hơn 230 năm thuộc di tích quốc gia thành cổ Diên Khánh (xây dựng năm 1793) thuộc thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) - Ảnh: PHAN SÔNG NGÂN

Về mặt ngữ nghĩa, theo ông Thích, các từ "Diên", "Ninh", "Khánh" dù đứng riêng hay hợp từ thành "Diên Ninh", "Diên Khánh" đều là những mỹ tự, có nhiều nghĩa rất hay, tốt và đẹp.

Ngày xưa, khi các bậc quân quyền chọn địa danh cho một vùng đất đều rất kỹ lưỡng chọn những tên chữ không chỉ giàu ý nghĩa tốt đẹp mà còn phù hợp với nhiều mặt đặc trưng của cả đất và người ở từng vùng đất đó.

Đối với Diên Khánh, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thích nói: "Từ xưa đến nay, tất cả tên xã đều có chữ "Diên" đứng đầu. Đó là bản sắc đặc trưng cho văn hóa địa danh của một vùng đất thiêng (khai sinh tín ngưỡng Thiên Y Thánh Mẫu, có di tích Tháp Bà Ponagar đến nay) và đã thấm sâu trong lòng dân địa phương".

Do vậy, nên bảo lưu từ "Diên" trong các địa danh thuộc Diên Khánh, không nên bỏ hoặc thay bằng từ khác.

Cụ thể là "phải bảo lưu từ "Diên" trước địa danh phường và có thể giữ tên phường Diên Khánh, không nên thay tên mới là phường Phú Thành mà bỏ từ "Diên" rất hay, đẹp đó".

Cũng theo ông Thích, hoặc nên đặt tên là phường Diên Ninh. Vì ngày xưa, trước khi đổi tên thành phủ Diên Khánh thì nơi đây đã có tên là phủ Diên Ninh và đó cũng là một cái tên rất đẹp, giàu ý nghĩa như đã nêu.

Tên xã không thuộc nội thị Diên Khánh cũng cần giữ cả chữ "Diên"

Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Thích đề xuất, khi huyện được nâng cấp lên thành thị xã thì vẫn cần bảo lưu thị xã Diên Khánh. Vì "Diên Khánh" là lịch sử và văn hóa thiêng liêng của vùng đất đã ăn sâu trong lòng người, vào sách vở, văn học, văn hóa dân gian.

Tương tự, kể cả các xã nằm ngoài phạm vi nội thị thị xã Diên Khánh sau này, vốn dĩ đã mang từ "Diên" nên được bảo lưu từ này trong tên xã.

Vì vậy, đối với xã mới hình thành từ sáp nhập hai xã Diên Đồng và Diên Xuân, ông Thích đề nghị, nên chọn tên một trong hai xã để đặt tên chung khi gộp xã, có thể là Diên Đồng hoặc Diên Xuân.

Bởi nếu chọn tên xã là "Đồng Xuân" thì vừa trùng hợp tên của huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên mà ý nghĩa thì không hay hơn tên của hai xã sáp nhập thành xã mới đó.

Huyện thống nhất đổi tên thị trấn Diên Khánh là phường Phú Thành, dân kêu “quá lạ”Huyện thống nhất đổi tên thị trấn Diên Khánh là phường Phú Thành, dân kêu “quá lạ”

Nghe tên mới của thị trấn Diên Khánh và tên một xã mới mà lãnh đạo UBND huyện Diên Khánh đã thống nhất đề xuất, nhiều người dân nói tên mới "quá lạ, khó đồng tình".

Xem thêm: mth.7782601272304202-hnahk-neid-couht-gnouhp-ax-net-gnort-neid-ut-uig-nac-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao cần giữ từ 'Diên' trong tên xã, phường thuộc Diên Khánh?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools