vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất để doanh nghiệp tự quyết giá bán xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?

2024-03-29 17:47

Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều 29/3, bà Nguyễn Thuý Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước đã thông tin về tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 83/2014, Nghị định 95/2021 và Nghị định 80/2023 về kinh doanh xăng dầu.

Trả lời báo chí về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu, bà Hiền cho biết dự thảo Nghị định dự kiến tiến gần hơn với cơ chế thị trường. Trong đó, Nhà nước ban hành nguyên tắc công thức giá để thương nhân kinh doanh xăng dầu chủ động quyết định giá bán. Tuy nhiên, mức giá này không được cao hơn giá quy định.

Bổ sung thêm nội dung này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, báo cáo cần nghiên cứu kỹ lưỡng, cần thời gian lấy ý kiến trong 60 ngày theo quy định.

Theo ông Tân, nội dung nghị định sẽ có nhiều đổi mới vừa mang tính chất đảm bảo mục tiêu cân đối cung cầu xăng dầu, không thiếu hụt nguồn cung, đảm bảo an ninh năng lực, đồng thời tiếp cận theo góc độ thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước.

"Dù sao Nhà nước vẫn có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức doanh nghiệp sẽ tính toán đưa ra mức giá hợp lý. Liên Bộ sẽ có tính toán, đưa ra mức giá trần đảm bảo hài hòa", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói thêm.

Đề xuất để doanh nghiệp tự quyết giá bán xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì? - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân (giữa) trả lời họp báo

Về Quỹ Bình ổn xăng dầu, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân cho hay, có rất nhiều ý kiến xung quanh việc bỏ hay không bỏ quỹ này. "Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp", ông Tân nói.

Liên quan đến bất cập trong chi quỹ, báo chí đặt vấn đề rằng khi quy định mức biến động giá một lần chưa đến 7% thì chưa chi quỹ... dẫn đến tình huống giá xăng dầu tăng liên tiếp nhiều lần, với mức tăng tổng cộng có khi hơn 30% vẫn chưa được chi quỹ. Vậy, Nghị định mới khắc phục điều này như thế nào?

Ông Tân cho rằng, việc trích lập và chi quỹ được thực hiện theo Thông tư 103 của Bộ Tài chính. Thực tế cho thấy những bất cập, ban soạn thảo sẽ thảo luận thêm về một số vấn đề xung quanh và sẽ đưa ra ý kiến sau thời gian xin ý kiến - thường mất khoảng 60 ngày và nhiều quy trình...

Trước đó, Bộ Công Thương đã có tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định thay thế Nghị định 83/2014, Nghị định 95/2021 và Nghị định 80/2023 về kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, cơ quan quản lý cho rằng nhằm giảm sự can thiệp của Nhà nước vào việc quyết định giá bán của doanh nghiệp, dự thảo mới sẽ tiếp cận theo hướng Nhà nước chỉ công bố giá xăng dầu thế giới bình quân 15 ngày và một số chi phí cố định như tỉ giá ngoại tệ, tỉ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp, các loại thuế...

Từ đó, doanh nghiệp đầu mối sẽ tự công bố giá bán tối đa dựa trên công thức giá do Nhà nước quy định. Giá bán của doanh nghiệp không được cao hơn giá tối đa theo công thức quy định. Sau khi công bố, doanh nghiệp thông báo giá bán cho cơ quan Nhà nước để giám sát.

Trường hợp tỉ lệ chi phí kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng xem xét điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Việc điều chỉnh giá sẽ thực hiện theo kỳ 15 ngày/lần.

Bộ Công Thương cho rằng xăng dầu là mặt hàng thực hiện bình ổn giá theo quy định của Luật Giá, nên cần có cơ chế kiểm soát giá trần đối với xăng dầu bán lẻ trên thị trường và tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Xem thêm: mth.53811026192304202-ig-ion-gnouht-gnoc-ob-uad-gnax-nab-aig-teyuq-ut-peihgn-hnaod-ed-taux-ed/et-hnik/nv.vtv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất để doanh nghiệp tự quyết giá bán xăng dầu, Bộ Công Thương nói gì?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools