vĐồng tin tức tài chính 365

Đề xuất không thu phí duy trì tài khoản ATM với người về hưu

2021-03-01 16:01

Ước tính đến hết năm 2020, có khoảng 42% số người hưởng và 39% số tiền lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp (TCTN) trên cả nước được chi trả qua tài khoản cá nhân (ATM), tăng 18% về số người và tăng 15% về số tiền so với năm 2018.

BHXH Việt Nam cho biết như trên trong báo cáo vừa gửi đến Thủ tướng về công tác chi trả các chế độ BHXH, TCTN và khuyến khích người hưởng sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Nhiều người bỏ nhận tiền qua ngân hàng vì phí cao

Cũng theo BHXH Việt Nam, trong năm 2020, tính riêng khu vực đô thị, có khoảng 48% số người hưởng và 45% số tiền chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN được chuyển qua tài khoản cá nhân. So với năm 2018, tăng 32% số người và tăng 15% số tiền, vượt chỉ tiêu Thủ tướng giao (năm 2020 đạt 20% số tiền chi trả qua ATM).

Đề xuất không thu phí duy trì tài khoản ATM với người về hưu  - ảnh 1
Theo BHXH Việt Nam số người nhận lương hưu qua thẻ ATM tăng nhưng vẫn còn một số khó khăn. Ảnh: V.LONG

Cũng theo lãnh đạo BHXH Việt Nam, về cơ bản đến nay ngành đã chuẩn hóa thông tin dữ liệu người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH. Sẵn sàng chia sẻ dữ liệu thông tin của người hưởng với các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định của pháp luật.

Cụ thể, cơ quan BHXH kết nối thanh toán điện tử song phương với năm hệ thống ngân hàng thương mại (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, MB) để quản lý thu BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, quản lý chi BHXH, BHYT, BHTN qua các hệ thống ngân hàng thương mại theo quy định… 

Tuy nhiên, ngành BHXH nhận thấy việc vận động, khuyến khích người hưởng sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn một số khó khăn, vướng mắc.

Chẳng hạn, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đa phần là người lớn tuổi, không muốn rút tiền tại các máy ATM, sợ rủi ro, trục trặc kỹ thuật khi rút tiền, tâm lý và thói quen sử dụng tiền mặt…

Cạnh đó, cơ quan bảo hiểm cũng cho rằng một số văn bản trong khuôn khổ pháp lý chậm được sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là các văn bản quy định về các loại phí đối với dịch vụ ngân hàng hiện rất nhiều loại phí, mức phí cao.

Cụ thể, các ngân hàng thực hiện thu nhiều khoản phí như phí thường niên, phí rút tiền, người hưởng phải duy trì số tiền tối thiểu trong tài khoản thẻ. Song song đó, hạn mức rút tiền tối đa còn thấp, dẫn tới nếu cần rút nhiều tiền sẽ phải thực hiện thao tác nhiều lần và mất nhiều lần phí, nên cũng là khó khăn khi vận động người hưởng sử dụng dịch vụ. 

Trước khó khăn này, thực tế một số ngân hàng thương mại phối hợp với cơ quan BHXH, cơ quan Bưu điện để thực hiện vận động người hưởng nhận tiền qua tài khoản cá nhân với ưu đãi về phí. Cụ thể như miễn phí mở tài khoản, miễn phí duy trì tài khoản, giảm phí rút tiền mặt… trong thời gian nhất định (2 đến 3 tháng).

“Tuy nhiên sau khi hết thời gian ưu đãi, nhiều người hưởng lại đề nghị quay trở lại nhận bằng tiền mặt, với lý do chi phí khi sử dụng thẻ ATM của ngân hàng thương mại cao…”- BHXH Việt Nam nêu khó khăn. 

Đề xuất ngân hàng tháo gỡ vướng mắc

Cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng cho rằng hạ tầng của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán còn hạn chế. Tình trạng máy ATM của một số ngân hàng thương mại hay gặp sự cố, không rút được tiền do quá tải đặc biệt là các ngày lễ, tết, ngày thứ 7, chủ nhật…

Đặc biệt, hiện tại, chưa có cơ chế kiểm soát tình trạng của chủ thẻ ATM, dẫn đến cơ quan BHXH không có thông tin kịp thời khi người hưởng là chủ thẻ ATM từ trần, khó thu hồi tiền đã chi cho người hưởng những tháng sau từ trần.

Đề xuất không thu phí duy trì tài khoản ATM với người về hưu  - ảnh 2
Mức thu phí duy trì tài khoản, rút tiền và số dư tài khoản tối thiểu trong thẻ ATM cao khiến nhiều người quay lại nhận tiền mặt. Ảnh: V.LONG

Vì vậy, BHXH Việt Nam kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các ngân hàng sớm có cơ chế, lộ trình tạo điều kiện cho các tổ chức không phải ngân hàng nhưng có mạng lưới tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa (như bưu điện, mạng lưới của các tổ chức viễn thông...) trở thành đại lý của ngân hàng. Với mục đích mở rộng sự tiếp cận của người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, TCTN với việc thanh toán không dùng tiền mặt (tại các vùng không có chi nhánh ngân hàng hoặc ít điểm rút tiền).

Cạnh đó, có cơ chế ưu đãi cung cấp tài khoản thanh toán không chịu phí duy trì tài khoản và số dư tài khoản tối thiểu, có tính năng hạn chế, liên kết với thẻ ATM cho người về hưu, người hưởng trợ cấp xã hội, người già, người nghèo... Để họ nhận lương hưu, trợ cấp xã hội, sử dụng các dịch vụ gửi tiền, rút tiền, chuyển tiên giá trị nhỏ và thanh toán hóa đơn dịch vụ tiện ích.

Song song đó, các ngân hàng cần tăng cường lắp đặt mở rộng hệ thống trụ ATM, phát triển các đại lý của ngân hàng đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa để người lao động, người hưởng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng mọi lúc, mọi nơi một cách dễ dàng. Các trạm ATM phải đáp ứng đủ lượng tiền, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy.

“Ngoài ra, các ngân hàng cần phối hợp với cơ quan quản lý hộ tịch, hộ khẩu có cơ chế kiểm soát tình trạng của chủ thẻ để kịp thời dừng các giao dịch chuyển tiền khi chủ thẻ từ trần…”- BHXH Việt Nam nêu kiến nghị.

                 Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét

Sau khi có kiến nghị của BHXH Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa gửi văn bản giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu các kiến nghị của BHXH Việt Nam nêu trên để xem xét, xử lý theo thẩm quyền. “Trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng theo quy định…”- công văn của Phó Thủ tướng nêu rõ.

Xem thêm: lmth.367969-uuh-ev-iougn-iov-mta-naohk-iat-irt-yud-ihp-uht-gnohk-taux-ed/ioh-ax/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đề xuất không thu phí duy trì tài khoản ATM với người về hưu”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools