vĐồng tin tức tài chính 365

Cấm loa kẹo kéo hay cấm luôn 'hung thần karaoke', bạn đọc 'cãi nhau' gay cấn

2021-03-02 07:45
Cấm loa kẹo kéo hay cấm luôn hung thần karaoke, bạn đọc cãi nhau gay cấn - Ảnh 1.

1001 hiến kế từ bạn đọc: Phạt điểm vài vụ "là biết mùi liền"? 

Nhắc nhở liệu có "xi nhê"?

Bạn đọc Phan Văn Chương đề xuất luôn 2 hình thức:

"1. Tuyên truyền: thông báo nhắc nhở được gửi bằng SMS đến từng thuê bao vì đây là vấn nạ xã hội.

2. Mức phạt hành chính đủ cao hoặc lao động công ích".

Khá trùng hợp nhiều bạn đọc đòi các phương tiện truyền thông phải lặp lại câu nhắc nhở rất quen thuộc ngày xưa "bây giờ là 12 giờ trưa (23 giờ đêm), mong bạn xem, nghe đài điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe để không làm ảnh hưởng giờ nghỉ ngơi của mọi người", qua đó sẽ ít nhiều nhắc nhở mọi người có ý thức sống, tôn trọng mọi người" (Nguyễn Tấn Nghĩa – Tony Hien Nguyen)

Dù vậy, nhiều bạn đọc cho rằng tầm này nhắc nhở tuyên truyền không còn "xi nhê" với các "anh hùng ca hát", chỉ có dùng luật thôi.

"Nhắc nhở chỉ là một biện pháp tác động tới ý thức, mà không phải là cách xử lý tận gốc rễ"  - bạn đọc Tommy nói. "Cần quản lý, điều hành các hoạt động của xã hội bằng pháp luật" (Viet Phan)

Đường dây nóng

"Đề nghị mỗi phường, xã phải cung cấp số điện thoại nóng (hotline 24/24) để khi hàng xóm hát karaoke thì cư dân gọi đến báo cáo. Khi gọi báo có nghĩa là người ta đang hát ầm ĩ, chính quyền đến kịp thời thì sẽ nghe người thật việc thật hát hò, chứ không cần mang máy đo gì cả" - bạn đọc Ngô Ngọc Sơn đề xuất. "Tạm thời lập đầu một số khẩn giống như 113, 114 cho dân các nơi báo về trung tâm. Trung tâm chỉ việc chỉ đạo địa phương kiểm tra xử lý" (Thanh Sơn)

Đội xử phạt cơ động:

Ngoài chính quyền địa phương cần có thêm một đội cơ động xử phạt nặng nếu ai cố tình vi phạm theo một quy định chung như: Tuyệt đối cấm hát các ngày thường; các giờ nghỉ nhất là về đêm; âm lượng không vượt quá mức quy định, phải có cách âm, cấm các hành vi hát ngoài vỉa hè, nơi công cộng... có như thế thì may mà dẹp được nạn karaoke! (Thủy)

Loa kẹo kéo khủng bố: cấm nhập, cấm bán, đánh thuế "khủng" hay cấm luôn? 

Tại sao pháo cấm được mà loa kéo không cấm được? - bạn dodcj Van Chinh hỏi ngắn gọn.

Bạn đọc Hau đồng quan điểm: "Cấm mua bán, sử dụng loa kéo như cấm pháo. Ai sử dụng bắt được đem tiêu hủy. Phối hợp với Youtube bỏ hết các bài karaoke sẽ giảm được tệ nạn tra tấn bằng giọng hát hiện nay". 

Là một người từng cho thuê loa karaoke, bạn đọc Thienbaongoc góp ý: "Vì để mưu sinh tôi làm nghề này nhưng hiện tại tôi đã ngưng, thực sự mà nói vì loa có thể di động nên quá tiện lợi, hầu như nhà nào giờ cũng có, to hay nhỏ, nếu không thích mua thì thuê. Để hạn chế bớt tình trạng hát tràn lan bừa bãi, tôi nghĩ phải có một số lệnh cấm ví dụ như như cấm nhập và sản xuất loa kéo (dù to hay nhỏ), cấm cho thuê hay mua bán, cấm hát ở khu công cộng, cấm hát vào giờ nghỉ trưa và đến 21h phải kết thúc".

"Cứ đánh thuế loa kẹo kéo thật cao vào 300 - 400% là xong" – Bạn đọc Cao Thang đề nghị cũng  rất ngắn gọn. 

Không cách âm đúng chuẩn: đừng cho hát, phạt nặng vô 

"Đề nghị chính phủ ban hành nghị định mới quy định rõ điều kiện được hát karaoke gia đình (phòng cách âm, chống cháy nổ...) có vậy hàng xóm sẽ không phải chuyển nhà" (Nguyễn Toán).

"Quy định hát tại nhà phải có cách âm sao cho nhà bên cạnh không nghe thấy. Nếu nhà bên cạnh nghe thấy giọng hát là phạm luật, có cơ sở để xử lý. Việc này sẽ triệt tiêu việc ngồi một nơi, quay loa sang cho nhà người khác hưởng" (Lê Quang Tuấn)

"Gia đình chơi karaoke phải thực hiện cách âm, chống ồn. Ai vi phạm nên kiên quyết phạt nặng, tái phạm tịch thu máy loa" (Uonnguyen)

 Phạt nặng, thu loa, làm ơn phạt thí điểm đi!    

"Trước mắt công an khu vực phối hợp với các ban ngành địa phương, phạt thí điểm các hộ thường xuyên hát Karaoke quá lớn trong khu phố. Sau đó đến các cửa hàng kinh doanh để loa phát nhạc ngoài cửa hàng!" (Thảo Trần).

"Ủng hộ phạt nặng, tịch thu loa của người gây ồn, và liên đới chịu trách nhiệm khi cơ quan chức năng không giải quyết được hành vi này ở địa bàn mình quản lý. Cần có cơ chế và quy định trách nhiệm rõ ràng thì sẽ làm được thôi" (Minh Tran)

"Ngoan cố thì nên xử lý hình sự và thưởng tiền theo % tiền phạt cho người thi hành công vụ!" (Huy Nguyen)

"Tịch thu hết và phạt thật nặng nếu gây ồn" – Phạm Việt Tiệp.

Quản lý khó quá thì cấm luôn karaoke khu dân cư? 

Chỉ riêng "cấm karaoke hung thần", hàng loạt cuộc tranh luận "căng thẳng" đã diễn ra nhằm gửi thồn điệp mạnh mẽ cho các nhà quản lý, làm luật. 

Rất nhiều ý kiến đề nghị cấm karaoke tự phát luôn đi, hoặc cấm karaoke lộ thiên, "gây ồn ào quá mà dĩ hòa cái gì", nhưng một số ý kiến không đồng ý, cuộc tranh cãi khá thú vị.

"Tốt nhất là cấm hát karaoke tại công cộng. Ai muốn hát thì vào phòng cách âm hoặc đi ra các điểm kinh doanh karaoke" – bạn đọc Tran Diep đề nghị. Bạn đọc tên Quốc "đe" thêm: "Mà đã cấm là cấm. Cứ làm ồn ảnh hưởng hàng xóm, kéo dài, dai dẳng là phạt nặng. Không cần phải 'đóng cửa, cách âm, quay loa vô trong nhà' chi cho rắc rối". 

* Phải cho hát để giảm stress? Giảm thì đi tới tụ điểm 

Bạn đọc Kevin Vu có ý kiến khác: "Tôi cũng không chịu được tiếng ồn. Cơ mà chúng ta cũng nên có cái nhìn khách quan. Có người cần yên tĩnh để nghỉ ngơi. Tuy nhiên có ngươi hát để giảm stress"> Lập tức bạn đọc Trang gạt ngay: "@Kevin Vu  - Đồng ý với bạn là hát cũng làm một cách để giảm stress. Tuy nhiên, không thể giảm stress cho bản thân mà gây stress cho những người xung quanh. Nếu có nhu cầu thì vào các tụ điểm Karaoke để không làm phiền ai là tốt nhất". Bạn đọc Mien Tay gọi tên @Kevin Vu: "Muốn giảm stress mời bạn vô phòng karaoke, được thiết kế cách âm đàng hoàng, đạt tiêu chuẩn mà hát".

* Hát karaoke có phạm pháp, phạm tội đâu mà cấm?

Cuộc tranh luận khác, bạn đọc Vường "khơi mào": "Cứ cấm thẳng karaoke tự phát, chứ không việc gì không cấm được. Sao ra đường không đội mũ bảo hiểm, bị té chấn thương 1 mình mình thì lại bị phạt trong khi karaoke ảnh hưởng cả 1 khu vực rộng lại cho là thú vui? Còn các quán bia pub mở nhạc sống, loa gấp 5 - 7 lần loa kéo karaoke cũng không cấm"

Bạn đọc Vương Linh "không chịu": "Nếu tiếng ồn vượt quá mức độ đề xi ben cho phép thì nên cấm, nhưng việc này cần so sánh với tiếng ồn của động cơ ôtô, xe máy, máy nổ nơi công cộng !!! Hoặc chí ít cũng phải tạo một không gian và thời gian cho hoạt động như phố Tây ở Sài Gòn, đâu phải đơn giản thích là cấm. Hoạt động này có phạm pháp được coi là tội phạm không?". 

Bạn đọc Bui Linh "nhào vô" tranh luận ngay: "Vương Linh, bạn có qua Pattaya ở Thái lan chưa, bên trong tiếng nhạc ầm ĩ. Nhưng bên ngoài không nghe gì hết, chứ không phải như ở Việt Nam hễ mở nhạc là quay loa ra đường tra tấn thiên hạ. Cấm là cấm những hành động vô văn hóa đó, chứ bạn muốn nghe nhạc, muốn ca hát thì cứ vô tư. Làm phiền cộng đồng là bị phạt, là cấm". 

Bạn đọc Minh Trần về "cùng phe" với bạn đọc Bui Linh: "Vương Linh, tiếng ồn xe cộ là đương nhiên để phát triển kinh tế sao so với karaoke là hành vi cố tình làm ồn chỉ để thỏa mãn bản thân được bạn? Họ hò hét làm ảnh hưởng đến tinh thần, xâm phạm sức khỏe người khác thì đã vi phạm pháp luật rồi. Hát hò thì không cấm nhưng làm ồn ảnh hưởng đến người khác thì phải cấm, ai thích hát thì ra quán hoặc những nơi cho phép".

* Chẳng lẽ mê vẽ bạ tường nhà ai cũng vẽ? Hát có nơi có chỗ

Trong một diễn biến khác bạn đọc Nguyễn Sơn cũng than "khó cấm": Phải công nhận dạo này phong trào karaoke biến tướng thật, nhất là loa kẹo kéo và hát bằng điện thoại. Một phần không nhỏ làm ảnh hưởng đến người xung quanh nhưng nói đi cũng phải nói lại, không nên quơ đũa cả nắm được. Loại hình karaoke đã có từ rất xưa rồi các bác ạ, nó là loại hình văn hóa lành mạnh và không ít là sự đam mê của một số bộ phận trong xã hội. Có nên chăng cơ quan ban hành đặt ra một số khung giờ theo qui định, giờ nghỉ trưa, trước 21h, để giảm ảnh hưởng đến người xung quanh. Còn nếu cấm thì hơi khó"...

Bạn đọc Huy phản ứng ngay: "@Nguyễn sơn  - mê hát thì vào quán mà hát nhé bạn, không lẽ mê vẽ thì bạ tường nhà ai cũng vẽ được. Làm gì cũng phải có ý thức chứ"

Bạn đọc Vương cũng phản bác: "@Nguyễn sơn tôi thấy không hề lành mạnh như bạn nói. Vì kể cả các giọng ca "vàng" không dùng loa hát mà hát bằng gọng bình thường cũng đủ tra tấn người nghe. Đằng này họ uống rượu vào rồi cầm mic tra tấn cả 1 khu vực bán kính vuông 1 cây số. Quy định khung giờ hiện giờ chính là tiếp tay cho họ tra tấn, vì họ nói họ có quyền hát từ 7g sáng tới 21g59 phút tối. Và 100 cái loa cùng mở trong 1 phường thì bạn nghĩ thế nào". 

Bạn đọc Khanh Tran góp thêm: "@Nguyễn sơn - Muốn karaoke thì ra các tiệm, quán có phòng karaoke cách âm. Còn muốn hát ở nhà thì tự mà xây phòng cách âm chứ hát hét như đấm vào tai người khác mà bảo "sở thích riêng" thì vì cái sở thích cá nhân mà ảnh hưởng cả khu dân cư?" 

Phải ra khỏi nhà khi ‘hung thần karaoke’ xuất hiệnPhải ra khỏi nhà khi ‘hung thần karaoke’ xuất hiện

TTO - Sau khi cố gắng "bao dung", “Tết mà, bỏ qua” mấy ngày trời, tối mùng 6, cả nhà tôi chịu hết nổi phải khóa cửa lang thang ra đường vài tiếng đồng hồ.

Xem thêm: mth.60741043210301202-nac-yag-uahn-iac-cod-nab-ekoarak-naht-gnuh-noul-mac-yah-oek-oek-aol-mac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cấm loa kẹo kéo hay cấm luôn 'hung thần karaoke', bạn đọc 'cãi nhau' gay cấn”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools