vĐồng tin tức tài chính 365

Pi Network vì sao dễ cuốn người dùng vào vòng xoáy “đào” tiền ảo?

2021-03-02 17:33

Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, ứng dụng đào tiền ảo Pi Network đã tạo sóng cuốn rất nhiều người dùng smartphone tại Việt Nam vào vòng xoáy “đào” tiền ảo bất chấp các lời cảnh báo.

Thông điệp: Kiếm tiền quá dễ!

Thậm chí, theo không ít chia sẻ trên Facebook, những ngày qua khi các cảnh báo càng đưa ra dày hơn thì nhiều người cùng tò mò hơn, có thể dùng chính điện thoại của mình tải ứng dụng Pi về sử dụng thử, hoặc dùng một smartphone với số thuê bao khác để đăng kí sử dụng.

Theo phân tích của chuyên gia bảo mật Võ Đỗ Thắng – Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, sức lôi cuốn của Pi chính là những thông tin lan truyền có tính thông điệp: Kiếm tiền quá dễ.

Người dùng smartphone chỉ tải ứng dụng về, sử dụng số điện thoại hoặc tài khoản Facebook cá nhân để đăng kí tài khoản Pi, sau đó tài khoản được kích hoạt và người “đào” (tất nhiên là người sử dụng điện thoại) chẳng cần phải làm gì ngoài việc cứ 24 giờ vào bấm nút một lần như “điểm danh”, còn lại đã có hệ thống của Pi Network lo.

Từ tháng 2.2021, khi đồng tiền ảo mạnh nhất thị trường và cũng nổi tiếng nhất thị trường đang làm mưa làm gió về sự tăng giá vũ bão liên quan đến phát ngôn của các nhân vật nổi tiếng là tỉ phú công nghệ Elon Musk, thì Pi (không biết cố tình hay vô tình) cũng bắt đầu có chính sách trả công cho người dùng là 0,1 đồng Pi (Pi coin) mỗi giờ.

Việc kiếm tiền này dễ như là từ trên trời rơi xuống dù rằng không ít người dùng di động cũng biết rằng mạng lưới, hệ thống của Pi đã sử dụng tài nguyên từ thiết bị của họ (điện thoại, băng thông Internet).

Nhưng sự thật là, nói là kiếm tiền nhưng chưa có tiền. Vì dự án Pi Network tới thời điểm này cũng mới chỉ là dự án, đồng Pi coin chưa được giao dịch, thành ra cũng chưa có giá trị gì, và tương lai của nó thì… mù mờ.

Chiêu thức: Sử dụng người nổi tiếng

Trong những ngày qua, việc “đào” tiền ảo Pi coin “sôi” lên cũng một phần nhờ vào một số người là KOL (người định hướng dư luận), thuộc giới showbiz, hay Influencers (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội) nói về việc sử dụng Pi để “đào” tiền ảo và kiếm tiền dễ dàng.

Tất nhiên cùng với đó, việc tạo mạng lưới bằng cách kéo thêm người mới vào chơi để được hưởng thêm “quyền lợi ảo” từ phía Pi Network.

Trên thực tế, Pi đã không chỉ sử dụng phương thức “truyền thông đa cấp” để rủ rê thêm người chơi nhập cuộc, mà cùng với đó còn tung ra thông tin có tính thông điệp “cũng chẳng mất gì” nhằm tạo hiệu ứng tâm lí “làm chơi ăn thật” về sau.

Trong trường hợp được khuyến cáo hay cảnh báo về việc bị thu thập thông tin cá nhân, không ít người lập luận rằng trên mỗi chiếc smartphone thường xuyên cài đặt và sử dụng khoảng 20 ứng dụng thì cũng đồng nghĩa đã bị những ứng dụng đó thu thập thông tin cá nhân, và thậm chí đánh cắp thông tin riêng tư.

Với chiêu thức để quảng bá rộng và cách truyền thông điệp làm yên lòng người chơi, Pi cứ thế nhanh chóng cuốn hàng ngàn người vào cuộc kiếm tiền không tốn mô hôi nước mắt.

Không ít người khi được vặn hỏi rằng hiện giờ Pi coin chưa được giao dịch và không có giá trị qui đổi, thì được giải thích rằng cứ chơi và để đó và cũng chẳng mất gì, nếu sau này Pi coin được giao dịch thì có một nguồn tiền kha khá.

Cho dù, Pi có sử dụng những thông điệp và chiêu thức có “tươi mới” hơn so với các mạng lưới tiền ảo/đào tiền ảo trước đây nhưng về bản chất cốt lõi nhất là vẫn đánh vào lòng tham và lan truyền thông tin khả năng đáp ứng lòng tham một cách dễ dàng.

Xem thêm: odl.350588-oa-neit-oad-yaox-gnov-oav-gnud-iougn-nouc-ed-oas-iv-krowten-ip/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Pi Network vì sao dễ cuốn người dùng vào vòng xoáy “đào” tiền ảo?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools