Trụ sở Bộ y tế Indonesia trở thành điểm tiêm vắc xin. Ngày 2-3, nhiều người cao tuổi đã có mặt để tiêm loại vắc xin Sinovac của Trung Quốc tại đây - Ảnh: REUTERS
Bộ trưởng Nghiên cứu và Công nghệ Indonesia Bambang PS Brodjonegoro cho biết vắc xin Merah Putih (Đỏ và Trắng - màu quốc kỳ Indonesia) sẽ có giá thành thấp hơn vắc xin (vaccine) nhập khẩu vì chương trình nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng vắc xin này được chính phủ tài trợ.
Bộ trưởng Bambang nêu rõ vắc xin Merah Putih - do Viện Sinh học Phân tử Eijkman của Indonesia phát triển, có thể được bán với giá khoảng 5 USD (khoảng 115 ngàn đồng VN). Vaccine này chuẩn bị được gửi đến công ty PT Bio Farma để thử nghiệm lâm sàng trong tháng 3-2021.
Cùng ngày, máy bay của hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia đã vận chuyển 10 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 ở dạng nguyên liệu thô từ Trung Quốc đã đến Indonesia.
Theo người phát ngôn của công ty PT Bio Farma (Persero), nguồn vắc xin này do nhà sản xuất Sinovac của Trung Quốc cung cấp. Trong tổng số 10 triệu liều vắc xin bàn giao chỉ có 3 triệu liều là thành phẩm để tiêm chủng cho nhân viên y tế. Số còn lại là nguyên liệu.
Sau khi về đến sây bay, vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng về Phòng thí nghiệm Bio Farma ở Bandung, Tây Java.
Điểm tiêm vắc xin ở chợ bán vải Tanah Abang của Indonesia. Các tiểu thương cũng được xếp vào nhóm ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19 - Ảnh: REUTERS
Trước đó, Indonesia cũng đã nhận được 11 triệu liều vắc xin (10 triệu nguyên liệu thô và 1 triệu thành phẩm) từ công ty Sinovac Trung Quốc.
Còn nhớ vào ngày 7-1, Bộ trưởng Doanh nghiệp nhà nước Indonesia Erick Thohir cho biết Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (BPOM) của nước này đã cấp phép cho công ty dược quốc doanh PT Bio Farma sản xuất 100 triệu vắc xin ngừa COVID-19.
Phát biểu tại cơ sở sản xuất của PT Bio Farma tại thành phố Bandung, tỉnh Tây Java, Bộ trưởng Thohir cho biết: "BPOM đã trao giấy phép sản xuất 100 triệu liều vắc xin. Quy trình sản xuất sẽ tuân thủ tiêu chuẩn của BPOM cũng như các tiêu chuẩn quốc tế".
Theo ông Thohir, PT Bio Farma chỉ còn phải đợi tiếp nhận các nguyên liệu để có thể bắt tay sản xuất vắc xin ngay. Các nguyên liệu thô này sẽ đến chuyển đến trong thời gian sớm nhất.
Tổng năng lực sản xuất của PT Bio Farma là 250 triệu liều vắc xin mỗi năm và 150 triệu liều vắc xin còn lại vẫn đang phải chờ giấy phép sản xuất của BPOM.
Tổng thống Joko Widodo gần đây đặt mục tiêu đến tháng 3 tới sẽ có 29,55 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 được phân phối cho các địa phương trong cả nước phục vụ cho chương trình tiêm chủng quốc gia miễn phí. Trong số đó, 5,8 triệu liều sẽ được bàn giao trong tháng 1, hơn 10,4 triệu liều trong tháng 2 và 13,3 triệu liều còn lại trong tháng 3.
Trong tháng 12-2020, Indonesia đã tiếp nhận hai lô vắc xin ngừa COVID-19 với tổng cộng 3 triệu liều do công ty Sinovac của Trung Quốc sản xuất.
Nhờ đó vào ngày 14-1, Indonesia đã bắt đầu tiến hành chương trình tiêm vắc xin ngừa COVID-19 quy mô lớn, trong đó các nhân viên y tế là nhóm ưu tiên chính.
Các bàn tiêm vắc xin tổ chức trong nhà thi đấu thể thao Istora Senaya ở thủ đô Jakarta của Indonesia đây - Ảnh: REUTERS
Chương trình này được triển khai một ngày sau khi Tổng thống Joko Widodo được tiêm mũi đầu tiên loại vắc xin do công ty công nghệ sinh học Sinovac Biotech của Trung Quốc phát triển.
Thứ trưởng Y tế Dante Saksono, người cũng được tiêm vắc xin ngày 14-1, cho biết khoảng 1,4 triệu nhân viên y tế trên cả nước sẽ dần được tiêm chủng, sau đó đến giới công chức.
Theo ông Saksono, vắc xin sẽ tạo miễn dịch sau 2-6 tuần kể từ khi tiêm mũi thứ 2. Tuy nhiên, những người đã được tiêm chủng vẫn cần phải thực hiện những biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Ông cũng bày tỏ hy vọng rằng chương trình tiêm chủng đại trà này sẽ giúp Indonesia đạt được miễn dịch cộng đồng sau khi 70% trong tổng số 270 triệu dân nước này được chủng ngừa.
Hiện tại Indonesia đặt mục tiêu tiêm củng cho khoảng 180 triệu người, tương đương 2/3 dân số, trong vòng 15 tháng.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này dự định chi 20.900 tỉ rupiah (1,49 tỉ USD) để mua vắc xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất. Hiện Indonesia đã nhận được 3 triệu liều vắc xin Sinovac và đã phân phối tới 34 tỉnh thành trong cả nước.
Dự kiến Indonesia sẽ nhận được thêm khoảng 122,5 triệu liều nữa. Chính phủ nước này ước tính chiến dịch tiêm chủng đại trà có thể tiêu tốn đến 75.000 tỉ rupiah.
Indonesia đã cho phép triển khai chương trình tiêm phòng do khu vực tư nhân thực hiện, song song với chương trình tiêm chủng đại trà của quốc gia. Theo kế hoạch này, các công ty có thể mua vắc xin từ nhà nước để tiêm cho nhân viên của mình. Công ty dược phẩm nhà nước Bio Farma sẽ phụ trách phân phối vắc xin và việc tiêm phòng phải được thực hiện tại các trung tâm y tế tư nhân.
Theo một văn bản hướng dẫn cấp bộ, nhân viên các công ty và gia đình của họ sẽ không phải tự trả tiền tiêm vắc xin và mức giá trần sẽ được chính phủ quyết định.
TTO - Với hơn 1,3 triệu ca bệnh COVID-19 và khoảng 35.000 ca tử vong, dịch COVID-19 ảnh hưởng tới thế hệ trẻ Indonesia theo nhiều cách khác nhau.
Xem thêm: mth.97904151220301202-nagn-021-nag-aig-oc-aisenodni-auc-mal-ahn-nix-cav/nv.ertiout