Một nhân viên y tế Philippines được tiêm ngừa COVID-19 tại Manila ngày 2-3 - Ảnh: REUTERS
Dẫn nhiều nguồn tin thân cận, Financial Times ngày 3-3 nói rằng các cuộc gặp giữa Nhà Trắng và những thành viên khác trong nhóm đã diễn ra được vài tuần và các bên dự kiến sớm công bố các biện pháp cụ thể trong thời gian tới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden kể từ sau khi nắm quyền đã khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh. Trong khi đó, châu Á ngày càng lo ngại trước các động thái quân sự và kinh tế của Trung Quốc. "Chính quyền ông Biden đang đưa Bộ tứ kim cương làm động lực cốt lõi của chính sách châu Á", một nguồn tin nói.
Bộ tứ kim cương (QUAD) gồm: Mỹ, Nhật, Ấn Độ và Úc. Đây là một sáng kiến an ninh, ngoại giao được lập năm 2004 ban đầu nhằm đối phó với hậu quả của thảm họa sóng thần ở Indonesia và các nước lân cận.
Kurt Campbell, điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Nhà Trắng, họp nhiều lần với đại sứ các nước trong nhóm vài tuần qua. Một nguồn tin thân cận với các cuộc thảo luận tiết lộ chiến lược đang được xây dựng sẽ "tham vọng" hơn là chỉ phân phối vắc xin và có sức ảnh hưởng lâu dài.
"Mỹ đang trong các bước cuối của việc chuẩn bị cho điều được kỳ vọng là một sáng kiến lớn và đột phá ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", nguồn tin trên cho biết và nói rằng các bên nhất trí cần đối phó với các vấn đề xuyên quốc gia như đại dịch, biến đổi khí hậu, an ninh khu vực. Nhóm cũng đang thảo luận việc thúc đẩy hợp tác hàng hải, an ninh mạng…
Trước nay, Trung Quốc đã nhiều lần chỉ trích Bộ tứ kim cương là phiên bản NATO ở châu Á, chỉ khiến khu vực thêm căng thẳng.
Chuyên gia Tanvi Madan thuộc Viện Brookings nhận định việc tập trung vào vắc xin sẽ giúp xoa dịu lo ngại của các nước châu Á rằng Bộ tứ kim cương chỉ muốn kiềm chế Trung Quốc.
"Nếu họ có thể thể hiện giá trị của mình tại khu vực, như họ đã làm sau trận sóng thần, thì đó là một cách để cho thấy rằng đây không chỉ là về 4 quốc gia và là một giá trị cộng thêm cho khu vực", bà Madan nói.
Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận nào về kế hoạch mà Financial Times tiết lộ. Còn một quan chức cấp cao Ấn Độ xác nhận nước này đang đàm phán về một sáng kiến mà trong đó các nước giàu sẽ chi trả cho việc sản xuất vắc xin COVID-19 tại Ấn Độ và xuất đi nước ngoài.
Trung Quốc thúc đẩy ngoại giao vắc xin
Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) ngày 28-2 có bài viết đánh giá Trung Quốc, Ấn Độ và Nga đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng thông qua "ngoại giao vắc xin", cung cấp vắc xin ngừa COVID-19 cho các quốc gia đang phát triển và có thu nhập thấp.
Chẳng hạn Trung Quốc tặng vắc xin sản xuất nội địa cho 53 quốc gia, chủ yếu ở Đông Nam Á và châu Phi. Tháng này, tạp chí Nikkei Asia dẫn khảo sát của Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak của Singapore đánh giá: "Sự hoài nghi về Bắc Kinh vẫn dai dẳng tại Đông Nam Á, dù Trung Quốc cung cấp nhiều sự hỗ trợ trong đại dịch".
TTO - Đông Nam Á đã nhận được hàng trăm ngàn liều vắc xin ngừa COVID-19 đầu tiên. Trong đó, Thái Lan trở thành quốc gia mới nhất ở khu vực bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng.
Xem thêm: mth.1240535130301202-coun-cac-oek-iol-nix-cav-gnud-couq-gnurt-nagn-hnim-gnod-poh-pat-ym/nv.ertiout