vĐồng tin tức tài chính 365

10 năm thảm họa Fukushima: Người ở lại vùng nhiễm phóng xạ giải cứu mèo

2021-03-04 15:22
10 năm thảm họa Fukushima: Người ở lại vùng nhiễm phóng xạ giải cứu mèo - Ảnh 1.

Ông Sakae Kato chăm sóc 41 con mèo trong căn nhà 2 tầng và một tòa nhà khác thuộc sở hữu của ông tại thị trấn Namie, tỉnh Fukushima, Nhật ngày 20-2-2021, 10 năm sau thảm họa kép động đất - sóng thần ngày 11-3-2011 - Ảnh: REUTERS

"Tôi muốn đảm bảo là tôi sẽ ở đây để chăm sóc đến con mèo cuối cùng" - ông Kato nói. Hiện ông đang sống trong ngôi nhà của mình ở khu vực bị nhiễm phóng xạ tại thị trấn Namie, tỉnh Fukushima, theo Hãng tin Reuters ngày 4-3.

Cho đến nay, ông Kato đã chôn 23 con mèo trong vườn nhà. Ông cũng đang chăm sóc cho 41 con mèo khác trong nhà mình, và trong một ngôi nhà trống khác thuộc sở hữu của ông.

Ông Kato cũng cứu một con chó tên Pochi. Không có nước sinh hoạt, ông Kato phải đổ đầy các chai lọ bằng nước suối gần nhà, và dùng nhà vệ sinh công cộng.

Ông từng là một doanh nhân xây dựng nhỏ trước khi thảm họa kép cách đây 10 năm xảy ra. Ông quyết định ở lại Fukushima trong khi 160.000 người khác đã rời khỏi khu vực này. Ông đã sốc khi phát hiện nhiều con vật nuôi bị bỏ lại và chết.

Những con mèo cũng cho ông Kato lý do để ở lại mảnh đất thuộc sở hữu của gia đình ông suốt ba thế hệ qua. "Tôi không muốn rời đi, tôi thích sống gần núi đồi" - cựu doanh nhân 57 tuổi chia sẻ.

10 năm thảm họa Fukushima: Người ở lại vùng nhiễm phóng xạ giải cứu mèo - Ảnh 2.

Căn nhà gỗ 2 tầng, mất một phần mái sau một trận động đất cuối tháng 2-2021 của ông Sakae Kato - Ảnh: REUTERS

Ông Kato sống trong một căn nhà gỗ hai tầng có sàn nhà mục nát, nhiều lỗ hổng trên tường và mái nhà rơi mất một phần vì một trận động đất hồi tháng 2. "Căn nhà chắc chỉ được thêm hai hay ba năm. Các bức tường đã bắt đầu nghiêng" - ông kể.

Chính quyền địa phương đã khử phóng xạ những khu vực gần nhà ông, một dấu hiệu cho thấy những cư dân khác sẽ sớm được phép trở về.

Cách nhà ông Kato khoảng 30km về phía đông nam, bà Hisae Unuma cũng đang đánh giá tình trạng căn nhà cũ của mình, dù đã đứng vững sau trận động đất cách đây một thập kỷ nhưng vẫn chịu mài mòn của gió sương.

"Tôi ngạc nhiên vì căn nhà vẫn đứng vững" - nông dân 67 tuổi cho biết, một tuần sau trận động đất gây thiệt hại cho căn nhà của ông Kato. Bà Unuma bỏ nhà đi sau khi hệ thống làm mát của nhà máy điện hạt nhân của tỉnh Fukushima bị hỏng và làm rò rỉ phóng xạ.

10 năm thảm họa Fukushima: Người ở lại vùng nhiễm phóng xạ giải cứu mèo - Ảnh 3.

Bà Hisae Unuma cho bò ăn tại nông trại của bà Masami Yoshizawa ở thị trấn Namie, tỉnh Fukushima, Nhật vào ngày 23-2-2021 - Ảnh: REUTERS

Chính phủ Nhật, coi Fukushima là biểu tượng cho sự hồi sinh của quốc gia, đang khuyến khích người dân quay lại vùng đất bị ô nhiễm này. Nhưng lo ngại về nhà máy hạt nhân, việc làm và cơ sở hạ tầng đang khiến nhiều người tránh xa nơi này.

Bà Unuma, hiện là một nông dân trồng rau tại tỉnh Saitama gần Tokyo, cho biết bà sẽ không trở về nhà cũ, dù cho chính phủ tạo điều kiện đầy đủ. Mức nhiễm phóng xạ xung quanh nhà bà tại Fukushima hiện gấp khoảng 20 lần so với ở Tokyo, theo Hãng tin Reuters.

Bà Unuma cho biết bà không sợ động đất, nhưng lại lo ngại tính an toàn của các lò phản ứng hạt nhân. Trước khi trở về căn nhà mới ở tỉnh Saitama, bà Unuma ghé thăm bà Masami Yoshizawa, một nông dân sống ở đây.

Bà Yoshizawa đang chăn nuôi 233 con bò, trong đó có 1 con từng thuộc sở hữu của bà Unama. Bà Unama cho biết đó là con duy nhất còn sống sót trong đàn bò trước đây của bà, và đã gửi bà Yoshizawa nuôi khi ra đi.

Nhật phát hiện cá nhiễm phóng xạ ở FukushimaNhật phát hiện cá nhiễm phóng xạ ở Fukushima

TTO - Xét nghiệm với con cá bắt được ngoài khơi tỉnh Fukushima cho thấy lượng chất phóng xạ cesium cao gấp 5 lần mức cho phép. Trước đó khoảng một tuần, một trận động đất mạnh đã xảy ra ngoài khơi tỉnh Fukushima.

Xem thêm: mth.561910140301202-oem-uuc-iaig-ax-gnohp-meihn-gnuv-ial-o-iougn-amihsukuf-aoh-maht-man-01/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“10 năm thảm họa Fukushima: Người ở lại vùng nhiễm phóng xạ giải cứu mèo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools