vĐồng tin tức tài chính 365

Nhiều ca nhiễm COVID-19 sau khi hết cách ly ở Hải Dương: Lây chéo hay ca nhiễm đặc biệt?

2021-03-05 10:18
Nhiều ca nhiễm COVID-19 sau khi hết cách ly ở Hải Dương: Lây chéo hay ca nhiễm đặc biệt? - Ảnh 1.

Công ty POYUN ở TP Chí Linh - nơi xuất hiện ca nhiễm trong thời gian đầu - Ảnh: Chí Tuệ

Theo khảo sát, có 97-98% bệnh nhân COVID-19 được phát hiện bệnh trong vòng 14 ngày nên chiến lược cách ly hiện nay cũng áp dụng cách ly tập trung 14 ngày với F1, sau đó có 14 ngày cách ly tại nhà.

Vậy nếu những người được phát hiện bệnh sau khi cách ly 1 tháng thì nguồn lây ở đâu? Phải chăng đây là ca bệnh đặc biệt?

Lây từ đâu?

Hôm 3-3, Bộ Y tế công bố trong số 7 bệnh nhân COVID-19 ghi nhận trong ngày, có ca bệnh 2478 khá đặc biệt. Bệnh nhân là F1 của ca bệnh 1632 ở Chí Linh, Hải Dương, đã được cách ly từ 28-1, tức là từ thời điểm được cách ly đến thời điểm công bố dương tính là 31 ngày.

Ca bệnh 2478 là 1 trong 8 ca bệnh công bố trong 3 ngày vừa qua đều là F1 đã cách ly từ 1 tháng trước đó. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng hiện chưa có đầy đủ thông tin dịch tễ để xác định đây là ca lây chéo trong khu cách ly, hay là ca đặc biệt có thời gian ủ bệnh dài hơn so với thời gian ủ bệnh thông thường là trong vòng 14 ngày.

Ông Nguyễn Trung Cấp - phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, là người vừa trải qua gần 1 tháng thường trực chống dịch tại Chí Linh, Hải Dương - cho rằng có 97-98% ca bệnh COVID-19 sẽ phát bệnh trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với nguồn bệnh, 2-3% còn lại có thể có thời gian ủ bệnh dài hơn. 

"Vì thế chiến lược cách ly của chúng ta là cách ly tập trung F1 trong 14 ngày, sau đó cách ly tại nhà 14 ngày, nếu phát bệnh trong thời gian cách ly tại nhà thì chỉ liên quan đến các F1 là người trong gia đình, chi phí cách ly và xét nghiệm, khoanh vùng, truy vết sẽ giảm. 2-3% này không làm ảnh hưởng đến chiến lược và thời gian cách ly, bởi nếu thời gian cách ly tập trung quá dài, người dân có thể sẽ ngại cách ly" - ông Cấp phân tích.

Tuy nhiên số lượng trường hợp đặc biệt như kể trên khá lớn, vài ngày gần đây ngày nào cũng ghi nhận có thêm người nhiễm COVID-19.

Với các F1 mới được ghi nhận dương tính gần đây, rất cần Hải Dương làm rõ thông tin dịch tễ, tiền sử tiếp xúc, sớm có biện pháp ngăn dịch nếu đây là lây chéo trong khu cách ly tập trung.

Bởi quy định hiện nay là F1 cách ly tập trung 14 ngày, nhưng khi trong F1 xuất hiện bệnh nhân (F0) thì các F1 xung quanh lại cách ly 14 ngày mới từ đầu, và từ đó sẽ có những trường hợp phải cách ly quá nhiều ngày, ảnh hưởng đến hoạt động chống dịch nói chung và đời sống của người phải cách ly.

Hải Dương chưa hết người nhiễm do "thủng lưới" cách ly?

Nhiều ý kiến bạn đọc lo lắng thắc mắc, cùng thời điểm phát dịch, Hải Dương cũng như những tỉnh khác phát hiện nhiều ca bệnh nhưng các tỉnh hầu như đã khống chế được dịch. Riêng Hải Dương không hiểu sao đến nay chỉ sau hơn 1 tháng, số người bệnh đã tăng gần 700 người nhiễm COVID-19.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 4-3, trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Quang Phúc cho biết, sau khi khu cách ly tập trung lớn ở Chí Linh như Trường Việt Nam - Canada, Trường tiểu học Chu Văn An, THPT Chí Linh không đảm bảo chống lây chéo (do trong 1 đêm phải cách ly 2.340 công nhân POYUN thì chắc chắn không thể tránh khỏi sai sót, mật độ cách ly chưa đảm bảo do số lượng người đông), tỉnh Hải Dương đã quyết định di chuyển toàn bộ những người cách ly tập trung ở 3 khu trên sang địa điểm khác để đảm bảo theo quy định.

Ông Phúc cho biết tỉnh Hải Dương cũng quyết định khu cách ly từ 100 người trở lên giao cho quân đội trực tiếp quản lý cách ly. Công an bảo vệ an ninh trật tự, ngành y tế thực hiện nhiệm vụ của ngành đảm bảo trong khu cách ly.

"Trong các khâu kiểm tra phòng chống dịch thì các khu cách ly tập trung, phong tỏa được chúng tôi kiểm tra rất kỹ. Sau thời điểm ban đầu "choáng" thì đến bây giờ có thể nói là đảm bảo" - ông Phúc nói.

Ông Phúc cho biết: "Các quy định ở khu cách ly theo quy định của Bộ Y tế là đủ 14 ngày và 2 lần âm tính thì được kết thúc cách ly. Nhưng đối với Hải Dương có một số trường hợp cách ly 21 ngày và xét nghiệm 4 lần âm tính liên tiếp nhưng khi về nhà vẫn lây cho người trong gia đình.

Hay có những trường hợp xét nghiệm lần 1 âm tính, lần 2 dương tính, lần 3, 4 âm tính, tuy nhiên chúng tôi cũng không mạo hiểm, không tạo ra cơ hội để dịch bùng phát. Tùy theo ca bệnh và khu cách ly thì chúng tôi sẽ kéo dài thời gian cách ly".

Khi đặt vấn đề tỉ lệ F1 lây nhiễm COVID-19 ở Hải Dương cao hơn so với một số địa phương như Quảng Ninh, Hải Phòng, ông Lương Văn Cầu, phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương, cho rằng Hải Dương có nhiều ca bệnh nên khác với các tỉnh đó chỉ 1-2 ca bệnh nên... không tính.

Tình trạng tiếp tục ghi nhận ca bệnh dương tính sau khi cách ly hàng tháng ở Hải Dương vẫn đang là vấn đề cần làm rõ. Có một thực tế là thông tin ca bệnh (lây chéo hay lây từ ai, lây như thế nào) với các ca đã cách ly dài ngày này hiện không rõ ràng.

Rất cần Hải Dương minh bạch thông tin để sớm có lời giải đây là ca lây chéo hay ca đặc biệt, bởi tình trạng "nóng" ở Hải Dương là "nóng" kéo quá dài rồi.

Sáng 2-3 thêm 11 ca mắc COVID-19 mới, nguy cơ tiếp tục lây chéo trong khu cách ly Hải DươngSáng 2-3 thêm 11 ca mắc COVID-19 mới, nguy cơ tiếp tục lây chéo trong khu cách ly Hải Dương

TTO - Sáng nay 2-3, Bộ Y tế thông báo tiếp tục ghi nhận 11 ca mắc COVID-19 mới, cả 11 người đều ở Hải Dương, Bên cạnh đó, nguy cơ vẫn còn ca bệnh lây chéo trong khu cách ly.

Xem thêm: mth.57401838050301202-teib-cad-meihn-ac-yah-oehc-yal-gnoud-iah-o-yl-hcac-teh-ihk-uas-91-divoc-meihn-ac-ueihn/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Nhiều ca nhiễm COVID-19 sau khi hết cách ly ở Hải Dương: Lây chéo hay ca nhiễm đặc biệt?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools