Hội đồng Bầu cử quốc gia đã họp phiên thứ ba vào chiều 3-3 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân để nghe báo cáo về tiến độ thực hiện các công tác chuẩn bị bầu cử theo quy định của pháp luật.
Theo kết quả các hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để xác định cơ cấu, thành phần và phân bổ giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV, cả nước dự kiến có 1.076 người ứng cử. Số ứng cử viên này sẽ được phân bổ về 184 đơn vị bầu cử để bầu ra 500 ĐBQH.
Hiện tại các hội nghị lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú của người được giới thiệu ứng cử ĐBQH bắt đầu được tiến hành.
Theo nghị quyết về dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội khóa XV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỉ lệ ĐBQH chuyên trách sẽ tăng, giảm ĐBQH khối hành pháp và một số cơ quan khác so với nhiệm kỳ khóa XIV.
Theo nghị quyết, Quốc hội khóa XV sẽ có khoảng 95 ủy viên trung ương tham gia ứng cử, trong đó có 12-14 ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng. Đồng thời định hướng có 25-50 đại biểu là người ngoài Đảng (tương đương tỉ lệ 5 - 10% ĐBQH).
Số lượng đại biểu ở các cơ quan trung ương dự kiến là 207 người (41,4%); ở địa phương là 293 đại biểu (58,6%), trong đó cơ cấu định hướng lãnh đạo chủ chốt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiêm trưởng đoàn ĐBQH (bí thư hoặc phó bí thư, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân) 63 đại biểu (12,6%).
Theo đó, TP.HCM là địa phương được bầu số lượng ĐBQH nhiều nhất với 30 người, chia làm 10 đơn vị bầu cử. TP Thủ Đức là đơn vị bầu cử số 1 của TP.HCM và được bầu 3 đại biểu. Thủ đô Hà Nội cũng có 10 đơn vị bầu cử với số ĐBQH được bầu là 29. Cả nước chia thành 184 đơn vị bầu cử để bầu ra 500 ĐBQH.
>> Xem toàn văn Nghị quyết của hội đồng bầu cử quốc gia tại đây
Đồ họa: NGỌC THÀNH
TTO - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị 'mở rộng cửa' hơn cho ứng cử viên là nhân sĩ, trí thức, doanh nhân, người ngoài Đảng, người dân tộc thiểu số.
Xem thêm: mth.59315651150301202-ioh-couq-ueib-iad-uc-gnu-iougn-670-1-oc-neik-ud/nv.ertiout