vĐồng tin tức tài chính 365

Chênh lệch giàu nghèo đe dọa nền kinh tế hậu Covid-19 của Trung Quốc

2021-03-06 10:05

Chênh lệch giàu nghèo đe dọa nền kinh tế hậu Covid-19 của Trung Quốc

Khánh Lan

(TBKTSG Online) - Với 710 triệu người dân chỉ kiếm được mức thu nhập chưa đến 2.000 nhân dân tệ (309 đô la Mỹ)/tháng, tình trạng bất bình đẳng thu nhập - đặc biệt giữa đô thị và vùng nông thôn - đã trở thành thách thức lớn cho kế hoạch phát triển kinh tế thời kỳ hậu Covid-19 của chính phủ Trung Quốc.

Đây sẽ là chủ đề nóng mà các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ thảo luận khi họ tham dự ‘lưỡng hội’, tức Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (CPPCC - Chính hiệp) và Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (NPC, tức Quốc hội) tại Bắc Kinh trong tuần này.

Một người đàn ông chở hàng bằng xe đạp trên đường phố ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ảnh: Global.umich.edu

Bất bình đẳng thu nhập có thể kìm hãm tăng trưởng kinh tế

Khi Peng Biao lần đầu tiên chuyển đến TP Quảng Châu từ quê nhà ở ngôi làng miền núi thuộc huyện Nhân Hóa, tỉnh Quảng Đông, cô cảm thấy như bước vào một thế giới hoàn toàn khác biệt. Giống như hàng trăm triệu người Trung Quốc khác xuất thân từ các vùng nông thôn kém phát triển, Peng Biao buộc phải rời bỏ con cái nhỏ và cha mẹ già ở quê nhà để tìm việc ở các thành phố sôi động của đất nước.

Khi đến Quảng Châu, cô sững sờ nhận ra mức chênh lệch thu nhập quá lớn giữa người giàu và người nghèo của Trung Quốc. “So với thời thơ ấu của chúng tôi hoặc thậm chí thời cách đây 10 năm, các điều kiện sống ở ngôi làng chúng tôi đã cải thiện rất nhiều, đặc biệt là về hạ tầng giao thông, các cơ sở chăm sóc y tế và bệnh viện nhưng vẫn thiếu việc làm tốt và cuộc sống vẫn còn khó khăn”, Peng Biao, người đang làm nhân viên kinh doanh cho một trung tâm triển lãm ở Quảng Châu, nói.

Cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu và khảo sát tài chính hộ gia đình Trung Quốc cho thấy hầu hết hộ gia đình có mức thu nhập dưới 100.000 nhân dân tệ/năm chứng kiến thu nhập của họ suy giảm trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, số tiền kiếm được của những hộ gia đình có mức thu nhập trên 300.000 nhân dân tệ/năm lại tăng.

Mức thu nhập trung bình hàng tháng của Peng Biao ở quê  nhà cô chỉ khoảng 2.000 nhân dân tệ/tháng. Người dân làm nông ở làng cô chỉ kiếm được thu nhập khoảng 10.000 nhân dân tệ mỗi năm, chỉ tương đương lương trung bình hàng tháng của nhân viên cổ cồn trắng ở Quảng Châu. Cô nói: “Tôi đã làm việc cật lực nhưng không kiếm đủ để chăm sóc con cái và cha mẹ. Trong khi đó, giá bất động sản và chi phí sinh hoạt tăng vọt”.

Trung Quốc có thể đã xóa nghèo thành công giống như lời tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi cuối tháng 2 nhưng tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở nền kinh tế lớn thứ hai vẫn duy trì ở mức cao. Đó là thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc khi họ tham dự các kỳ họp thường niên của CPPCC và NPC, lần lượt khai mạc vào ngày 4 và 5-3.

Bất bình đẳng thu nhập đang kìm hãm sức chi tiêu trong nước đúng lúc Bắc Kinh triển khai chiến lược kinh tế ‘lưu thông kép’, giúp nền kinh tế hấp thụ những cú sốc bên ngoài bằng cách thúc đẩy nhu cầu nội địa. Trung Quốc đang chuyển sang mô hình tăng trưởng dưới sự dẫn dắt của sức tiêu dùng trong nước, thay vì dựa vào xuất khẩu như trước đây. Vì vậy, vấn đề khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng mở rộng ở Trung Quốc có thể là cản lực đối với tốc độ và tính bền vững của tăng trưởng kinh tế của nước này, đặc biệt là trong dài hạn.

Peng Peng, Chủ tịch Hiệp hội Cải cách Quảng Đông, một tổ chức tư vấn cho chính quyền tỉnh Quảng Đông, cho hay dù chính sách trợ cấp cho các vùng nông thôn đã giúp xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, đại dịch Covid-19 đang gây áp lực mới cho những người hộ gia đình có mức thu nhập thấp và trung bình. “Yếu tố then chốt để thu hẹp chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc là phải tăng sức mua của các hộ gia đình có thu nhập thấp, phần lớn sống ở vùng nông thôn”, Peng Peng nêu ý kiến.

Hầu hết hộ gia đình có mức thu nhập dưới 100.000 nhân dân tệ/năm ở Trung Quốc chứng kiến thu nhập của họ suy giảm trong nửa đầu năm 2020. Tuy nhiên, số tiền kiếm được của những hộ gia đình có mức thu nhập trên 300.000 nhân dân tệ/năm lại tăng. Ảnh: SCMP

Cần tăng lương tối thiểu cho 290 triệu lao động nhập cư

Trung Quốc có khoảng 290 triệu người lao động từ vùng thôn nhập cư vào các thành phố để mưu sinh. Họ chiếm khoảng 66% lực lương lao động ở các vùng đô thị ở Trung Quốc. Nhưng mức lương thấp và sự hỗ trợ phúc lợi xã hội không đầy đủ đã hạn chế sức chi tiêu của họ cũng như gia đình họ.

Thu nhập trung bình hàng năm của nhóm lao động này chỉ ở mức 56% thu nhập của những nhân viên của khu vực phi tư nhân (công ty nhà nước, cơ quan chính quyền, công ty nước ngoài và công ty đại chúng) ở vùng đô thị.

Giới phân tích cho rằng giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng thu nhập ở Trung Quốc là tăng lương tối thiểu, đặc biệt là lương của những người lao động nhập cư và đẩy mạnh cải cách đất đai nông thôn để cho phép người dân được hưởng lợi nhờ mức định giá đất tăng lên.

Cải cách hệ thống thuế và an sinh xã hội, bao gồm luật đánh thuế dựa trên tài sản từng được Bắc Kinh xác định là một trong những biện pháp để thu hẹp bất bình đẳng thu nhập Các ưu đãi thuế ở Trung Quốc thường được cung cấp qua các khoản thuế trực thu như thuế thu nhập cá nhân và thuế bất động sản, hơn là thông qua thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ. Khoảng 60% nguồn thu ngân sách của chính phủ Trung Quốc phụ thuộc vào thuế gián thu.

Theo Peng Peng, đề án chính chính sách nông thôn, được Quốc Vụ viện Trung Quốc công bố hồi tháng trước, là ‘văn kiện quan trọng số một’, cung cấp thông tin chi tiết về kế hoạch giải quyết vấn đề chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc.

Trong văn kiện này, chính phủ Trung Quốc cho biết sẽ hỗ trợ tạo việc làm ở địa phương cho những người dân đã thoát nghèo nhưng thu nhập vẫn thấp. Đề án chính sách nông thôn cũng nhấn mạnh về việc triển khai các dự án hạ tầng lớn kết nối các vùng ở những khu vực cần phải giảm nghèo đã được xác định.

Song một số nhà phân tích nói các biện pháp này chưa đủ. Họ cho rằng chính phủ không thể thu hẹp chênh lệch giàu nghèo hiệu quả nếu không tiến hành các cải cách lớn.

Tại một diễn đàn ở Bắc Kinh vào tháng trước, Giáo sư Li Shi, một chuyên gia về phân phối thu nhập ở Đại học Triết Giang ở TP Hàng Châu, nói rằng cải cách phân phối thu nhập rất phức tạp và sẽ không tiến triển nếu không có những thay đổi lớn về thuế và tự do hóa thị trường lao động.

“Nghiên cứu của chúng tôi phát hiện thấy rằng hệ thống thuế và hệ thống phúc lợi xã hội hiện hành đã không giúp thu hẹp bất bình đẳng thu nhập. Thực tế, các hệ thống này càng khiến tình trạng bất bình đẳng này tồi yệ hơn”. Đối với hầu hết người dân ở ngôi làng của Peng Biao, cụm từ ‘chênh lệch thu nhập’ giống như một khái niệm xa lạ. Họ biết rất ít về cuộc sống ở bên ngoài phạm vi ngôi làng của họ. Cô nói: “Nhiều người già ở làng tôi sống trong căn nhà cũ kỹ có tuổi đời nhiều thập kỷ, ăn rau và lúa họ trồng và ăn thịt một hoặc hai lần mỗi tháng. Ngoài ra, họ không dám chi tiêu hoặc nghĩ ngợi gì xa xôi”.

Trung Quốc hiện có đến 710 triệu người chỉ kiếm được mức thu nhập chưa đến 2.000 nhân dân tệ (309 đô la Mỹ/tháng), theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu phân phối thu nhập Trung Quốc (CIID), công bố hồi tháng 7 năm ngoái.

Dù số người nghèo cùng cực ở Trung Quốc đã giảm về mức dưới 1 triệu người, một bộ phận lớn người dân nước này vẫn đang sống dựa vào mức thu nhập chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức nghèo khổ và đối mặt với rủi ro rơi trở về cuộc sống bần hàn, báo cáo của CIID nhận định.

Theo South China Morning Post

Xem thêm: lmth.couq-gnurt-auc-91-divoc-uah-et-hnik-nen-aod-ed-oehgn-uaig-hcel-hnehc/213413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Chênh lệch giàu nghèo đe dọa nền kinh tế hậu Covid-19 của Trung Quốc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools