vĐồng tin tức tài chính 365

Lưỡng hội Trung Quốc: Muốn mạnh tay kiểm soát hoàn toàn Hong Kong

2021-03-07 10:49
Lưỡng hội Trung Quốc: Muốn mạnh tay kiểm soát hoàn toàn Hong Kong - Ảnh 1.

Tivi tại một nhà hàng ở Hong Kong phát tin tức về phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội Trung Quốc hôm 5-3 - Ảnh: Reuters

Kỳ họp lưỡng hội 2021, bao gồm Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (tức Ủy ban Mặt trận Tổ quốc) và cuộc họp của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (tức Quốc hội), có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp giải pháp cho chính quyền Bắc Kinh giải quyết những thách thức của năm 2020 để tiếp tục duy trì tham vọng trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới vào 2049 - trùng với kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Mục tiêu tham vọng

Những mục tiêu quan trọng được nêu tại kỳ họp trên bao gồm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tự chủ các ngành công nghệ cao và sáng tạo, và siết chặt kiểm soát Hong Kong.

Mặc dù là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới có tăng trưởng kinh tế trong năm 2020, nhưng Trung Quốc chứng kiến tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vòng 44 năm qua kể từ khi cải cách mở cửa đến nay. Tăng trưởng trong năm 2020 chỉ đạt 2,3%, do đó mục tiêu tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc dân (GDP) vào năm 2035, như phát biểu chỉ đạo của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11-2020, đòi hỏi chính quyền phải duy trì tốc độ tăng trưởng từ 5% trở lên liên tiếp trong vòng một thập niên.

Do đó năm 2021, năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 - 2025), trở nên quan trọng trong việc tạo đà tăng trưởng nhanh, biến tham vọng Bắc Kinh có thể tăng gấp đôi GDP và thu nhập bình quân đầu người trước năm 2035 và vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới thành hiện thực. Thủ tướng Lý Khắc Cường đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP 6% trong năm nay.

Tính chính danh trong việc tạo ra sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội là điều mà chính quyền Trung Quốc cần hiện nay, khi nước này đang phải đối phó với nhiều thách thức từ việc giãn cách xã hội do COVID-19, thị trường quốc tế chưa hồi phục, cũng như hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu phải chịu thuế cao do chiến tranh thương mại với Mỹ - bạn hàng lớn nhất của nước này.

Việc thương chiến Mỹ - Trung trong hơn hai năm qua vẫn chưa có khả năng kết thúc sớm khiến cho năm ngoái nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra khái niệm nền kinh tế song tuần hoàn, với việc nhấn mạnh thị trường trong nước là cột trụ và bớt lệ thuộc vào thị trường tiêu thụ quốc tế.

Ngoài ra, Trung Quốc muốn tự chủ về mặt khoa học công nghệ, đặc biệt là những ngành công nghệ cốt lõi và công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, chip máy tính, công nghệ sinh học, đất hiếm và vật liệu đặc biệt, đường sắt cao tốc, xe chạy bằng năng lượng tái tạo và sản xuất năng lượng cho tham vọng hiện đại hóa đất nước.

Bài học về việc các công ty Trung Quốc như Huawei, ZTE và SMIC bị Mỹ và các quốc gia phương Tây ngăn chặn chuỗi cung ứng, cũng như việc tiếp cận chuyển giao công nghệ, đã cho thấy lỗ hổng của thị trường nguồn cung chất bán dẫn linh kiện Trung Quốc phải lệ thuộc vào các công ty nước ngoài.

Mạnh tay với Hong Kong

Ngoài vấn đề kinh tế và tự chủ phát triển công nghệ, kỳ họp lưỡng hội Trung Quốc cũng hé lộ việc chính quyền Trung Quốc muốn kiểm soát hoàn toàn Hong Kong thông qua thay đổi cơ chế bầu cử đặc khu trưởng Hong Kong, thay đổi số lượng thành viên cơ quan lập pháp từ 70 người lên 90 người, cũng như chỉnh sửa "hiến pháp" Hong Kong được biết dưới cái tên Luật cơ bản để phù hợp với các thay đổi của chính quyền Bắc Kinh.

Năm ngoái, Trung Quốc đã thông qua Luật an ninh quốc gia áp dụng cho cả Hong Kong, chính thức chấm dứt chính sách "một quốc gia, hai chế độ" mà Trung Quốc tuân thủ khi Hong Kong được trao trả về Trung Quốc năm 1997. Tuy nhiên, Ủy ban bầu cử bao gồm 1.200 thành viên có trách nhiệm bầu chọn đặc khu trưởng vẫn còn nhiều thành viên ủng hộ dân chủ.

Do đó, có nhiều thông tin từ cuộc họp lưỡng hội rằng chính quyền Bắc Kinh muốn cải cách Ủy ban bầu cử để bảo đảm rằng chỉ "người yêu nước" theo định nghĩa của Bắc Kinh mới được bầu chọn, tức phải có tình yêu toàn diện đối với Trung Quốc bao gồm cả sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và không phá hoại thịnh vượng, ổn định của Hong Kong.

Tuần trước, 47 nhà hoạt động dân chủ Hong Kong đã bị cảnh sát Hong Kong bắt và cáo buộc tội danh âm mưu lật đổ chính phủ khi tổ chức và tham gia vào cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức do liên minh các đảng ủng hộ dân chủ ở Hong Kong tổ chức vào tháng 7 năm ngoái. Chính quyền Bắc Kinh không giấu giếm rằng họ sẽ mạnh tay với các thành phần đối lập Hong Kong bằng việc thông qua các luật lệ để ngăn chặn cũng như trừng phạt để bảo đảm an ninh tại Hong Kong cũng như các thành phố khác ở Trung Quốc.

Kỳ họp lưỡng hội cho thấy Trung Quốc hiểu được những thách thức đang xảy ra. Bằng cách giải quyết mạnh tay vấn đề Hong Kong, Trung Quốc muốn thể hiện họ không quá quan tâm tới những biện pháp chỉ trích, ngăn chặn từ Mỹ cũng như các quốc gia phương Tây và Trung Quốc là một thế giới khác so với phương Tây.

Chướng ngại mang tên Mỹ

Nội các chính quyền Tổng thống Joe Biden với các nhân vật chủ chốt như Ngoại trưởng Antony Blinken, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan, giám đốc CIA William Burns và cố vấn đặc trách về Trung Quốc Kurt Campbell đều thể hiện thái độ chỉ trích, chống Trung Quốc một cách công khai trong thời gian qua. Do đó, đây là các yếu tố chính ngoài tầm kiểm soát của Bắc Kinh có thể cản trở việc hiện thực hóa chính sách của chính quyền Trung Quốc.

Đức đưa tàu chiến tới Biển Đông: Mỹ khen, Trung Quốc dọa nạtĐức đưa tàu chiến tới Biển Đông: Mỹ khen, Trung Quốc dọa nạt

TTO - Trong khi Mỹ không tiếc lời hoan nghênh và có phần khen ngợi việc Đức triển khai tàu chiến tới Biển Đông, Trung Quốc lại cảnh báo Đức đừng nên lợi dụng tự do hàng hải để 'đe dọa chủ quyền các nước ven biển'.

Xem thêm: mth.78090308070301202-gnok-gnoh-naot-naoh-taos-meik-yat-hnam-noum-couq-gnurt-ioh-gnoul/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Lưỡng hội Trung Quốc: Muốn mạnh tay kiểm soát hoàn toàn Hong Kong”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools