Người biểu tình tại Yangon che chắn do bị xịt hơi cay ngày 7-3 - Ảnh: AFP
Bắc Kinh cho biết tình hình ở Myanmar, do quân đội nắm quyền từ ngày 1-2 "hoàn toàn không phải là những gì Trung Quốc muốn thấy", và bác bỏ những tin đồn trên mạng xã hội về việc nước này có tham gia vào cuộc đảo chính.
"Trung Quốc sẵn sàng tiếp xúc và liên lạc với tất cả các bên, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của Myanmar và ý chí của người dân, để đóng vai trò xây dựng trong việc xoa dịu căng thẳng", ông Vương Nghị nói bên lề một cuộc họp thường niên diễn ra hôm nay (7-3) tại Bắc Kinh.
Theo hãng tin Reuters, trong khi các nước phương Tây lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính ngày thì Trung Quốc tỏ ra thận trọng hơn, nhấn mạnh sự ổn định.
Mặc dù vậy, Trung Quốc đồng ý với một tuyên bố của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về việc kêu gọi trả tự do cho nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi cùng những người bị giam giữ khác, và bày tỏ quan ngại về tình trạng khẩn cấp do quân đội áp đặt tại Myanmar.
Ông Nghị cho biết Trung Quốc có quan hệ hữu nghị lâu dài với tất cả các đảng phái và phe phái ở Myanmar, bao gồm Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi.
Hôm nay, 7-3, theo AFP, hàng chục ngàn người dân ở Myanmar tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối quân đội nắm quyền, bất chấp các cuộc đàn áp người biểu tình ngày càng leo thang.
Đông nhất là ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai ở Myanmar. Tại đây, người biểu tình đã ngồi im lặng hai phút để tưởng niệm những người đã tử vong do súng đạn của cảnh sát.
Tại Bagan, có ít nhất 5 người bị thương khi cảnh sát cố gắng giải tán đám đông. Vết thương có thể do đạn cao su gây ra. Tuy nhiên, có cả vỏ đạn thật tại hiện trường.
Nhiều người bị thương và bị bắt tại Bagan, một trong những di sản thế giới được UNESCO công nhận của Myanmar, khi cảnh sát và binh sĩ bắn đạn thật vào những người biểu tình sáng 7-3-2021 - Ảnh: IrrawaddyNews
Tại thị trấn Lashio ở miền bắc bang Shan, video trên Facebook cho thấy cảnh sát sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng. Loại vũ khí này cũng được sử dụng để giải tán người biểu tình ở Yangon.
Nhà hoạt động Maung Saungkha cho biết các cuộc biểu tình được phối hợp để diễn ra ở nhiều thành phố và khu vực trong hai ngày cuối tuần.
Trả lời AFP, anh này cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Chúng tôi tin rằng đấu tranh cùng nhau và cùng thế hệ trẻ, chúng tôi sẽ chiến thắng".
Tính đến ngày 6-3, có hơn 1.700 người đã bị bắt liên quan đến biểu tình phản đối quân đội nắm quyền. Nhiều người bị bắt bị tra tấn bằng đấm, đá và gần 60 người biểu tình đã chết.
TTO - Hàng chục nghìn người xuống đường ở Myanmar sáng 7-3 để biểu tình phản đối cuộc đảo chính, trong đêm trước đó lực lượng an ninh đột kích trấn áp các lãnh đạo biểu tình ở thành phố Yangon.
Xem thêm: mth.58102317170301202-ramnaym-o-teihn-ah-puig-gnas-nas-gnud-gnurt-auh-couq-gnurt/nv.ertiout