Nhiều người hi vọng được hoàn thuế, được đồng nào đỡ đồng đó vì COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập.
Trong bối cảnh đó, dư luận quan tâm đến cuộc "đấu" giữa Cục Thuế TP.HCM với Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thu Duc House) để thu hồi thuế và tiền chậm nộp lên đến 451 tỉ đồng.
Cục Thuế TP.HCM xác định Thu Duc House trục lợi tiền hoàn thuế của Nhà nước, có dấu hiệu trốn thuế và mua bán hóa đơn bất hợp pháp. Thu Duc House nói không sai phạm, kiện ra tòa. Tòa ra quyết định khẩn cấp tạm dừng thi hành quyết định của Cục Thuế nhưng sau đó đã hủy biện pháp khẩn cấp tạm thời này.
Đến nay đã có 22 quyết định cưỡng chế thuế được Cục Thuế TP.HCM gửi đến các ngân hàng nơi Thu Duc House mở tài khoản để thu hồi lại tiền thuế cho Nhà nước.
Thử làm bài toán so sánh sẽ choáng bởi "vạn người nộp chỉ đủ cho một người vơ". Số tiền mà Cục Thuế TP.HCM đang thu hồi và phạt chậm nộp của Thu Duc House lên đến 450 tỉ đồng, tính ra bằng với số thuế thu nhập cá nhân của khoảng 23.000 người thu nhập khá có số thuế phải nộp trong năm khoảng 20 triệu đồng/người.
Nếu tính theo số người có mức thuế thu nhập phải nộp trong năm là 10 triệu đồng, phải 45.000 người nộp thuế mới đủ "hoàn thuế" cho một đường dây xuất khẩu ảo!
Như vậy, cũng hoàn thuế nhưng câu chuyện lại đi hai hướng khác nhau. Người dân đã tạm nộp thuế, kết thúc năm tài chính, Nhà nước thu đủ số theo quy định của Luật thuế, nếu còn dư sẽ trả lại cho người nộp thuế.
Còn với doanh nghiệp xuất khẩu, Nhà nước hoàn lại số thuế đã nộp trước đó để khuyến khích xuất khẩu. Nhưng không ít doanh nghiệp lại lợi dụng ưu đãi này, phù phép để trở thành nhà xuất khẩu ảo, từ đó bòn rút tiền hoàn thuế.
Kể từ khi có hoàn thuế giá trị gia tăng, đã có rất nhiều vụ chiếm đoạt tiền thuế bị xử lý. Cơ quan thuế cũng đã "vá" lại các kẽ hở về pháp lý nhưng bên muốn chiếm đoạt tiền thuế ngày càng tinh vi hơn như cảnh báo vừa rồi của Tổng cục Thuế.
Theo đó doanh nghiệp đã lập ra đường dây lên đến 70 doanh nghiệp, liên kết với nhau qua nhiều tầng nấc để nâng khống giá hàng lên vài chục lần và xóa dấu vết nguồn gốc hàng trôi nổi, rồi xuất khẩu ảo để chiếm đoạt tiền hoàn thuế và rửa tiền.
Điểm mới trong đường dây "xuất khẩu ảo, hoàn thuế thật" có cả những công ty lớn, tên tuổi, hoạt động lâu năm trong vai trò đứng tên trên hồ sơ hoàn thuế. Tên tuổi lớn khai hoàn thuế, theo cơ chế "hoàn trước, kiểm sau", hàng trăm tỉ tiền thuế đã bị chiếm đoạt.
Không loại trừ chỉ có đường dây 70 doanh nghiệp chiếm đoạt tiền thuế mà Tổng cục Thuế vừa báo động. Đấu tranh để chặt đứt những đường dây này là không hề đơn giản. Vì thế "vỏ quýt càng dày cần phải có thêm móng tay nhọn" để cơ quan thuế có đủ công cụ chặn đứng những đường dây chiếm đoạt tiền thuế, không thể tồn tại tình trạng "vạn người nộp, một người vơ".
TTO - Thông tin này đã được nêu ra tại buổi tổng kết công tác năm 2020 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021 của Kho bạc Nhà nước TP.HCM diễn ra chiều 7-1.
Xem thêm: mth.26331657080301202-ov-iougn-tom-euht-pon-iougn-nav/nv.ertiout