Hành trình ghi dấu ấn của những lãnh đạo doanh nghiệp nữ trong các năm gần đây đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), Việt Nam đã chứng kiến cú vươn mình ngoạn mục của các nữ doanh nhân trên cả nước. Tới cuối tháng 9 năm 2019, thống kê đã cho thấy 24% doanh nghiệp trên cả nước được điều hành bởi phụ nữ - đây cũng là tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ nổi bật nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Trong năm nay, “Bản lĩnh đương đầu - Choose to Challenge” chính là thông điệp của Ngày Quốc tế Phụ nữ, nhằm lên tiếng về những thành kiến và bất bình đẳng giới, cũng như tôn vinh những thành quả đáng ngưỡng mộ của những người phụ nữ. Được coi là động lực quan trọng góp phần thúc đẩy các sản phẩm Made-in-Vietnam vươn tầm châu lục, các doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ ngày càng bộc lộ rõ tiềm năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhờ sự nở rộ của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.
Bản lĩnh đương đầu
Mặc dù ngày càng nhiều phụ nữ bước vào thương trường, nhưng họ vẫn phải đối diện với vô vàn thách thức như định kiến về giới tính, luôn mang áp lực phải cân bằng giữa phát triển sự nghiệp và chăm sóc gia đình. Bên cạnh đó, những hệ lụy của đại dịch Covid-19 cũng khiến các doanh nghiệp của họ dễ rơi vào trạng thái “lao đao” về tài chính, tồn hàng vì giãn cách xã hội phải tạm thời đóng cửa, nhu cầu khách trong nước giảm còn khách quốc tế không thể sang du lịch.
“Khởi nghiệp chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt là đối với những người phụ nữ”, chị Phùng Minh Thủy - Phó Giám đốc Kinh doanh, đồng sáng lập công ty HMGpop chia sẻ. Chị cho rằng những người phụ nữ nắm giữ vị trí lãnh đạo cần sở hữu kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả để cân bằng giữa công việc và gia đình, không chỉ làm hài lòng khách hàng, đối tác và nhân viên mà còn chăm lo được cho tổ ấm nhỏ của mình.
Chị Phùng Minh Thủy - Phó Giám đốc Kinh doanh, đồng sáng lập công ty HMGpop
Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức, chị Thủy cho rằng phụ nữ cũng có những lợi thế rất riêng để tỏa sáng. “Chính những đức tính như sự mềm mại và linh hoạt trong giao tiếp, sự tỉ mỉ đến từng chi tiết trong công việc, cũng như khả năng vận dụng trực giác nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường sẽ là bàn đạp đưa phụ nữ tiến rất xa trong cuộc đua kinh doanh khốc liệt”, chị Thủy chia sẻ.
Mang sản phẩm Việt Nam chính hãng đến với thế giới
Khi nhắc tới kinh doanh, chị Thủy muốn nhấn mạnh về thương mại điện tử xuyên biên giới. Doanh nghiệp cần nắm bắt thời cơ để hiểu được tâm lý người tiêu dùng trong thời đại chuyển đổi công nghệ số để có thể thành công tại chính sân nhà hiện tại cũng như trên các cửa hàng trực tuyến quốc tế.
Chập chững khởi nghiệp bằng một công ty kiến trúc, chị Thủy và chồng đã nhận được những bài học vỡ lòng đầu tiên trong phát triển doanh nghiệp từ liên tiếp thất bại. Cho tới năm 2012, khi ngành bất động sản bắt đầu đi xuống, chị Thủy bắt đầu rẽ hướng sang thiết kế và sản xuất thiệp 3D, đồng thời đẩy mạnh việc bán hàng trên các kênh trực tuyến. Nhận thấy tiềm năng phát triển của mặt hàng thiệp 3D tại các thị trường nước ngoài vốn rất coi trọng văn hóa tặng quà vào các dịp lễ đặc biệt trong năm, chị Thủy đã lựa chọn Amazon để đưa sản phẩm ra toàn cầu.
“Phải thú thực là để HMGpop được gắn mác Amazon's Choice như hiện tại, mình cũng mất thời gian làm quen với việc vận hành doanh nghiệp trên Amazon và học cách tối ưu danh mục bán hàng”, chị Thủy cho hay. Nhờ vậy, mặt hàng thiệp 3D của chị đã thu hút sự quan tâm đông đảo, thường xuyên giữ vị trí top đầu tại mục Thiệp, đỉnh điểm có những ngày giao dịch lên tới 1.300 đơn hàng. Công ty cũng ghi nhận mức tăng trưởng trên cửa hàng Amazon vào năm 2020 so với năm 2019 là 100%, và doanh số từ Amazon chiếm 30% tổng doanh thu của công ty.
Góp mặt trong danh sách các doanh nghiệp do nữ làm chủ đạt được thành công đáng nể trên nền tảng Amazon là Tanisa – Công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các loại đặc sản Tây Ninh và các sản phẩm chế biến từ gạo. Đánh giá về vị trí của sản phẩm Made-in-Vietnam trên bản đồ thế giới, chị Trần Hạnh Thư – CEO của Tanisa nhận định, nhiều thực phẩm Việt rất được lòng người tiêu dùng quốc tế nhờ hương vị độc đáo cùng vô số lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, do việc xây dựng thương hiệu chưa được tốt nên không thể đạt độ phủ sóng tương đương mặt hàng Sushi của Nhật hay Kimchi của Hàn, thậm chí rất nhiều sản phẩm được đón nhận dưới tên thương hiệu của các quốc gia châu Á khác thực chất có xuất xứ từ Việt Nam. Chính điều này đã tạo động lực cho chị theo đuổi khát vọng xuất khẩu hàng Việt Nam với thương hiệu Việt Nam, đưa nhãn hiệu Việt vươn tầm quốc tế.
Chị Trần Hạnh Thư – CEO của Tanisa
Chị Thư chia sẻ: “Xuất khẩu qua các kênh B2B tuy mang lại doanh số lớn hơn nhưng không phải lúc nào cũng đạt được mục tiêu xây dựng thương hiệu Việt Nam đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Tanisa mong muốn. Trong khi đó, Amazon đã giúp Tanisa đạt được mục tiêu bán hàng với 100% sản phẩm mang thương hiệu Việt, đồng thời tạo ra một thế giới phẳng khác xa với cách bán hàng truyền thống, ở đó sản phẩm của Tanisa được vận chuyển từ xưởng tại Việt Nam trực tiếp đến với tay người tiêu dùng quốc tế. Đó là một trải nghiệm rất tuyệt vời!”.
Mài dũa tư duy và nắm bắt cơ hội
HMGpop và Tanisa chỉ là 2 trong rất nhiều doanh nghiệp do nữ làm chủ đang gây dựng tên tuổi thành công trên Amazon. Là tập đoàn dẫn đầu lĩnh vực thương mại điện tử toàn cầu, Amazon hiện có mặt tại 20 thị trường bán lẻ với hơn 185 trung tâm hoàn thiện đơn hàng hỗ trợ người bán vận chuyển sản phẩm đến khách hàng toàn cầu. Một khảo sát gần đây đã cho thấy các nữ doanh nhân đang góp phần đáng kể vào sự phát triển của Amazon, với 42% doanh nghiệp đang bán hàng trên các cửa hàng trực tuyến của Amazon được điều hành bởi phụ nữ.
Amazon đã và đang tạo bệ phóng cho các doanh nghiệp Việt nói chung và các doanh nghiệp nữ nói riêng vươn ra thị trường thế giới. Vào tháng 12/2020, hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt đã đi vào hoạt động giúp kết nối người bán với cộng đồng doanh nghiệp rộng lớn một cách dễ dàng hơn, nhằm mục đích hỗ trợ người bán hàng Việt Nam trong việc triển khai và quản lý kinh doanh trên Amazon, đồng thời tăng cường khả năng cạnh tranh để kết nối với hàng triệu khách hàng trên toàn cầu.
Sản phẩm của Tanisa
Trong năm 2020, Amazon đã ra mắt hơn 250 công cụ và dịch vụ hỗ trợ người bán hàng quản lý và phát triển doanh nghiệp của mình. Một điểm khác không thể không nhắc đến khi tham gia mạng lưới bán hàng trên Amazon chính là Fulfillment by Amazon (FBA) – dịch vụ cho phép các doanh nghiệp lưu trữ hàng hóa tại kho hàng của Amazon trên toàn thế giới; trong đó, các tác vụ lấy hàng, đóng gói, vận chuyển và chăm sóc khách hàng sẽ do Amazon phụ trách hoàn toàn. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể tập trung nghiên cứu nhu cầu khách hàng và phát triển chiến lược kinh doanh để gia tăng doanh số.
Với những ưu thế và tiện ích vượt trội giúp người bán hàng nâng tầm thương hiệu quốc tế, Amazon là “miền đất hứa” để các doanh nghiệp bán lẻ Việt tự do phát triển theo đúng sở trường, bất kể chủ sở hữu là nam hay nữ. “Công bằng về cơ hội trong kinh doanh có thể ví như đặt mọi người chơi tại cùng một vạch xuất phát. Để bứt phá vươn lên dẫn đầu, hãy lựa chọn các sản phẩm có tính cạnh tranh cao”, chị Thủy nhận định.
Ánh Dương
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Xem thêm: nhc.90320126180301202-peihgn-hnaod-uhc-mal-teiv-un-uhp-eh-eht-auc-nel-neit-us/nv.zibefac