Nguyễn Yến trong đời thường - Ảnh: G.HOÀNG
Hiện 90% sản phẩm (khẩu trang và trang phục bảo hộ cá nhân) của công ty xuất khẩu sang Mỹ và châu Âu... Nguyễn Yến chia sẻ về khát vọng đưa sản phẩm Việt Nam vươn tầm mạnh mẽ.
Không ngại thử thách khi có niềm tin
Chọn chuyên ngành khá khô khan với đa phần nữ giới là cơ tin kỹ thuật (Đại học Bách khoa Hà Nội), Yến cho biết vốn thích thử thách bản thân bằng những điều mới mẻ.
"Tuy sau này chọn lối đi khác nhưng tôi nhận ra việc học chuyên ngành trên giúp tôi có tư duy tốt, tôi luôn tin kiến thức thật không bổ dọc thì sẽ bổ ngang", Yến chia sẻ.
Là người mẹ trẻ nhưng lại gồng gánh một tập thể lớn gần 12 năm qua, Yến bộc bạch cô không tránh được những khoảnh khắc rất áp lực, cô đơn. Khi gặp khó khăn, Yến luôn tự nhủ "tất cả là thử thách, không phải thất bại" và đặt bản thân vào hoàn cảnh chỉ có thể tiến, không được lùi với tâm trạng tích cực, quyết đoán nhất.
"Đúng là có những lúc tôi phải cố gắng gấp đôi đàn ông khi gánh trên vai từ việc kinh doanh đến chăm lo cuộc sống gia đình. Còn nhớ khi có đứa con thứ hai, tôi bị ốm suốt những tháng mang nặng đẻ đau, chồng công tác xa nhà nên tôi một mình đưa con gái lớn 3 tuổi đi học rồi đi chợ, quản lý công ty, dọn dẹp nhà cửa... từ 6h sáng đến 10h tối mới đặt lưng lên giường. Nhưng cuối cùng tôi cũng đã vượt qua", Yến nhớ lại.
Bận rộn với công việc quản lý và chăm sóc hai đứa con nhỏ, Yến vẫn miệt mài xuất hiện "trên từng cây số" trong các hoạt động cộng đồng.
Đơn cử trong tháng 1-2021, ngay khi dịch bệnh bùng phát tại Hải Dương thì Yến cùng các cộng sự đã trao tặng 20.000 bộ trang phục phòng dịch cho các lực lượng phòng chống đại dịch, một số nơi khác thì công ty gửi tặng những sự hỗ trợ tương ứng hoàn cảnh.
"Tuy Việt Nam là quốc gia đang phát triển, cơ sở vật chất y tế chưa quá tốt nhưng không thể phủ nhận một điều là chúng ta đã chống dịch rất hiệu quả. Là quốc gia Đông Nam Á duy nhất có tăng trưởng dương năm 2020 là điều gây kinh ngạc với các nước, đáng tự hào với chính chúng ta. Vì thấy bản thân quá may mắn, từ đó chúng tôi biết rằng mình phải góp phần chung tay với cộng đồng trong hành trình chống dịch gian nan này", Yến chia sẻ.
"Cần nghĩ xa hơn câu chuyện chiếc khẩu trang"
Thừa nhận ngành sản xuất trang phục bảo hộ cá nhân (PPE), bảo hộ y tế, khẩu trang nói riêng năm qua "đại thắng", Yến cho biết có những lúc nguồn cung khẩu trang, trang phục bảo hộ y tế... toàn cầu bị thiếu hụt trầm trọng dẫn đến hàng hóa bị đội giá khủng khiếp, "cầu vượt xa cung".
"Công ty NamDuongPPE cũng là một trong số những doanh nghiệp gặp được cơ hội đáng kể trong năm 2020 khi đã xuất khẩu được gần 5 triệu sản phẩm áo choàng cách ly và bộ trang phục phòng dịch sang các thị trường lớn như Mỹ, Thụy Sĩ, Đức, Nhật... Và chúng tôi đang "tấn công" vào thị trường quốc tế", Yến không giấu tham vọng.
Dẫn báo cáo của Công ty nghiên cứu Grand View Research (Mỹ) cho biết quy mô thị trường PPE toàn cầu ước tính đạt 59,1 tỉ USD vào năm 2019 và ước tính đạt 123,38 tỉ USD trước năm 2027, Yến cho biết một điều đáng tiếc là thị trường trên thường được biết đến với các nhà sản xuất lớn tại Trung Quốc, như trong năm 2020 thị phần xuất khẩu PPE của Trung Quốc tăng hơn 80% trên toàn cầu.
Điều đó cho thấy thế giới phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc về các sản phẩm PPE nói chung, khẩu trang và trang phục bảo hộ y tế, phòng dịch nói riêng.
"Trong khi đó doanh nghiệp trên thế giới muốn đa dạng hóa nguồn cung PPE và hướng đến các nhà cung cấp tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Chúng ta đã kiểm soát tốt COVID-19, đây là "bàn đạp" tốt và đồng thời tiếp thêm niềm tin vững chắc để chúng ta tiến ra thế giới, chiếm thị phần "miếng bánh" PPE rộng lớn ngoài kia thay vì chỉ nghĩ về xuất khẩu khẩu trang", Yến phân tích.
Theo Yến, những lợi thế của Việt Nam trong ngành PPE rất rõ vì Việt Nam là một trong những điểm đến tin cậy của các nhãn hàng trên thế giới do có ưu thế phòng chống dịch rất tốt.
Ngoài ra, Việt Nam hiện có cơ hội hội nhập rộng mở khi ký kết thành công Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)...
"Bên cạnh đó, ngành may mặc trong nước đang phát triển tốt và lực lượng lao động tay nghề cao, thu nhập cạnh tranh" - Yến nói.
10 năm theo đuổi đam mê và cống hiến cho lĩnh vực giáo dục sớm đã mang đến cho CEO 8x Phùng Thị Hải Âu không chỉ những thành tựu cá nhân, mà còn góp phần phát triển cho hơn 5.000 trẻ em đã và đang theo học phương pháp đặc biệt này.
Xem thêm: mth.94643809090301202-nol-neib-ar-nouv-gnov-maht-av-x8-oec-un/nv.ertiout