Bán mũ rơm cho người Hà Nội (1963) - Ảnh: ĐÀO TRÌNH
120 bức ảnh đen trắng chở đầy sức nặng của thời gian và lịch sử đã khắc họa sinh động không khí sinh hoạt ở hậu phương miền Bắc giai đoạn vừa bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chi viện cho chiến trường miền Nam, phục dựng cho thế hệ đi qua chiến tranh ôn lại những kỷ niệm bi tráng đầy nụ cười hạnh phúc và cả những giọt nước mắt rưng rưng về một thời không thể lãng quên...
Lần lượt trải qua các công tác: Phòng nhiếp ảnh Liên khu 3, huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), Phòng ảnh Sở Văn hóa Hà Nội, phóng viên ảnh Xưởng Phim đèn chiếu trung ương, vào chiến trường Khu 4 ác liệt, lúc nhận nhiệm vụ chi viện sang nước bạn Lào và Campuchia...; ở mỗi vị trí, nhà nhiếp ảnh Đào Trình đều chứng tỏ mình là một tay máy giỏi, yêu nghề, có đôi mắt tinh đời, khéo léo tiếp cận các điểm nhìn trên trục thời gian để ghi lại qua ống kính nhiều sự kiện mang đậm dấu ấn lịch sử.
Luôn bám sát hiện thực cuộc sống, lấy con người làm đối tượng trung tâm, qua ống kính của Đào Trình, mỗi khoảnh khắc khắc họa một cách sinh động tâm trạng, tính cách của nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội.
Những ai từng sống ở thủ đô thập niên 1960 hẳn khó thể quên được hình ảnh thân thương của "Các cô gái gánh những chiếc mũ rơm bán cho người Hà Nội" (1963), "Mỗi sáng thứ bảy hằng tuần bà con khu phố lại nhộn nhịp tổng vệ sinh từng chiếc hầm trú ẩn cá nhân" (1964), "Những tiếng loa công cộng thông báo máy bay địch đã đi xa để cuộc sống trở lại bình yên" (1965)...
Thiếu niên hợp tác xã Đông Bình Cách - Thái Bình- làm kế hoạch nhỏ (1964)
Qua cái nhìn ấm áp của người cầm máy, kỳ diệu thay trong những tháng năm gian lao, vất vả, vừa bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chi viện cho chiến trường miền Nam, ánh sáng của "tình yêu" vẫn luôn hiện diện lấp lánh hoặc ẩn giấu dịu dàng sau mỗi khoảnh khắc, trở thành động lực chủ đạo giúp cho mỗi người kiên cường vượt qua nhiều biến cố, dù đó có là thiên nhiên khắc nghiệt hay bi kịch cuộc đời...
Không chỉ có tình tương thân tương ái đùm bọc xóm giềng, ở những hình ảnh như "Bà tiễn ông ra trận địa", "Các cháu bé được sinh dưới địa đạo", "Cân thóc sau thu hoạch"... còn là bài ca về tình yêu quê hương, là tình tự dân tộc...
Tính chân thực, giá trị đa chiều nơi mỗi bức ảnh sẽ giúp thế hệ hôm nay và mai sau trân quý thêm giá trị của hòa bình. Không chỉ vậy, công trình sách ảnh này còn là nguồn sử liệu quý giá cho các nhà sử học, các nhà khoa học xã hội, những ai muốn tìm hiểu về sinh hoạt, nét văn hóa độc đáo ở hậu phương thời chiến.
Hướng đến kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống nhiếp ảnh Việt Nam (15-3-1953 - 15-3-2021), nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Văn Trình (Đào Trình) vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách ảnh giàu tâm huyết: Những năm tháng không quên (NXB Thông Tấn).
Vừa làm cỏ lúa cào cải tiến vừa sẵn sàng chiến đấu (1967)
"Tôi vốn mê sử Việt"
Ở tuổi 87, cầm trên tay ấn phẩm được chọn lọc từ hàng trăm thước phim quý giá chứa đựng các sự kiện trải dài suốt 20 năm, khởi đầu từ ngày đoàn hùng binh khải hoàn giải phóng thủ đô chấm dứt cuộc cai trị thế kỷ của Pháp (10-10-1954) đến tận thời điểm thống nhất đất nước (30-4-1975), nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Văn Trình xúc động thổ lộ:
"Tôi vốn mê sử Việt từ thuở còn cắp sách đến trường, nên khi có cơ duyên sớm được tiếp xúc và theo học nghề ảnh năm 16 tuổi (1950), tôi đã ước nguyện và luôn cố gắng chung thủy, giữ nguyên trạng ở mức cao nhất tính chân thực của mọi sự kiện qua ống kính...".
Cô nuôi dạy trẻ xã Cẩm Bình - Quảng Xương, Thanh Hóa - vui cùng các cháu (1966)
Nhân dân đón mừng đoàn xe Bộ đội tiến về Hà Nội (1954)
Nữ dân quân hợp tác xã Bình Minh (Thanh Oai, Hà Tây) thu gom bom bi để bộ đội tiêu hủy (1967)
Chị em phụ nữ phố Hàng Đào rợp bóng cờ hoa đón chào anh bộ đội (1954)
Sáng thứ bảy hàng tuần bà con phố Hàng Đào lại tổng vệ sinh hầm trú ẩn cá nhân (1964)
Nhà Godard Tràng Tiền (1953)
TTO - Sáng 15-10, tại Hội Sân khấu TP.HCM đã diễn ra buổi khai mạc triển lãm ảnh NSND Bảy Nam - Người mẹ trên sân khấu kịch nói Nam bộ.
Xem thêm: mth.41895510190301202-iam-noc-neihc-ioht-cab-neim-hna-cub-gnuhn-av-hnirt-oad/nv.ertiout