Ông Philip Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ - Ảnh: REUTERS
"Việc mở rộng kho hỏa lực tầm xa, được kích hoạt bởi tất cả các lực lượng trên biển, trên không và trên bộ của chúng ta, là cực kỳ quan trọng để ổn định môi trường đang trở nên bất ổn hơn ở tây Thái Bình Dương" - ông Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, nói ngày 9-3 tại phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Mỹ có ý định cạnh tranh với ảnh hưởng ngày càng tăng và sức mạnh quân sự của Trung Quốc tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, Lầu Năm Góc đang xem xét lại chiến lược của bộ trong khu vực này, theo Hãng tin Reuters.
Đô đốc Davidson cho biết Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đang cải thiện và tăng cường năng lực từ những gì Hải quân và Không quân đã phát triển.
Một tài liệu ngân sách do Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trình lên Quốc hội Mỹ vào tháng 2 cho biết Mỹ cần tăng cường vũ khí trên bộ dọc theo chuỗi đảo đầu tiên, vốn sẽ tiêu tốn 408 triệu USD chỉ trong năm tài chính 2022 và 2,9 tỉ USD từ năm tài chính 2023 đến 2027.
Ngoài ra, ngân sách đề xuất hồi tháng 2 này còn dùng để mua sắm tên lửa mới, hệ thống phòng không, radar, xây dựng trung tâm chia sẻ thông tin tình báo, các cơ sở hậu cầu, thao trường huấn luyện ở khu vực, cũng như chi phí cho các cuộc tập trận với đối tác và đồng minh trong khu vực.
Chuỗi đảo đầu tiên là chuỗi các đảo chạy từ quần đảo Nhật Bản, qua Đài Loan, Philippines đến Borneo, bao quanh các vùng biển của Trung Quốc.
Lầu Năm Góc ủng hộ việc triển khai các tên lửa như vậy trong khu vực nhưng các đồng minh ở châu Á cho đến nay dường như không mặn mà với ý tưởng này của Mỹ.
TTO - Nhật Bản đã đạt được những bước tiến to lớn trong việc trở thành một trong những quốc gia được các nước Đông Nam Á ủng hộ nhiều nhất. Trước Thủ tướng Suga, ông Abe cũng từng chọn thăm các nước Đông Nam Á đầu tiên.