KTSG số 11-2021: Giá vàng ngày càng 'ảo'
Tòa soạn TBKTSG
(KTSG Online) - Sáng 5-3, mức chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục nới rộng, lên mức kỷ lục 8,7 triệu đồng, cao nhất từ trước đến nay. Trên KTSG sáng mai (11-3), chuyên gia Phan Minh Ngọc nói đó là “giá ảo”.
Trong bài viết tựa đề Cách ly với thế giới làm cho giá vàng ngày càng ảo của mình, vị chuyên gia cho rằng các cơ quan chức năng dường như đã xem nhẹ tác động của việc để giá vàng trong nước tăng một cách quá ảo (so với thế giới).
Các đề tài kinh tế - xã hội theo dòng thời sự khác trên cùng số báo:
Sản xuất theo cầu có được không? (mục Ý kiến): Thay vì canh tác đồng loạt theo mùa vụ rồi mong chờ tín hiệu thị trường thì cần xuất phát từ nhu cầu thị trường để chỉ sản xuất vừa đủ.
Phòng vệ thương mại… là phòng vệ cho ai? (Trương Trọng Hiểu): Hệ quả và những phản ứng đối với việc áp thuế tự vệ sản phẩm phân bón DAP và MAP nhập khẩu cho thấy việc sử dụng cơ chế phòng vệ thương mại không phải bao giờ cũng là lựa chọn dễ dàng.
Lừa đảo FinTech: khi lòng tham lấn át lý trí (Hồ Quốc Tuấn): Vụ việc “Emas FinTech” sập khiến hàng ngàn người có nguy cơ mất trắng hàng trăm triệu đồng tới mấy tỉ đồng… Những người dính bẫy, chung quy vẫn là do tham, sân, si.
Giao dịch chứng khoán tự động phải được giám sát (TS. Võ Đình Trí): Các giao dịch tự động có thể bị lạm dụng để thao túng và trục lợi. Việc giám sát rất cần được chú ý vì sự ổn định của thị trường và để giữ niềm tin của nhà đầu tư.
Độ mở tiếp cận thị trường và câu chuyện nâng hạng (Lưu Minh Sang): Quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán của Chính phủ đã thể hiện rõ nét qua chính sách lẫn hành động. Để những cải cách mang lại kết quả, đòi hỏi sự quyết liệt trong hướng dẫn thực thi và trang bị đồng bộ nền tảng cơ sở vật chất cho sự vận hành của thị trường.
Ba chính sách vàng, ba trở ngại chính (Nguyễn Hữu Thiện): Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết 120 về ĐBSCL, dường như chưa thấy điều gì cụ thể trên thực địa.
Có niềm tin thì mới có hùng cường (Tấn Đức): Nhà nước có thật sự đặt niềm tin vào doanh nghiệp tư nhân thì mới nỗ lực kiến tạo môi trường kinh doanh bình đẳng và thông thoáng để họ phát triển.
Eximbank vẫn chưa biết đi về đâu (Hải Lý): Vấn đề của Eximbank là cơ cấu cổ đông và sự tranh chấp nắm quyền điều hành ngân hàng giữa các nhóm cổ đông quá phức tạp.
Áp lực lạm phát trở lại nhưng có thể chưa tác động đến lãi suất (Thụy Lê): Diễn biến CPI tháng 2-2021 làm dấy lên nỗi lo lạm phát quay trở lại. Song, thanh khoản hệ thống ngân hàng được dự báo tiếp tục duy trì trạng thái dồi dào.
Giá dầu tăng vọt - ai mừng, ai lo? (Triêu Dương): Trong đặc thù tình hình dịch bệnh, giá dầu tăng có thể sẽ không gây áp lực quá lớn lên thị trường chứng khoán. Dù vậy, vẫn có những ảnh hưởng trái ngược lên những nhóm ngành khác nhau.
Chuyển phát nhanh hưởng lợi từ sự trỗi dậy của e-commerce (Linh Trang): Hoạt động thương mại điện tử được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 15-20%/năm. Theo đó, sự cạnh tranh ở lĩnh vực chuyển phát nhanh sẽ gay gắt hơn nhưng phân khúc thị trường có thể sẽ hình thành.
Chọn chính sách để ổn định hệ thống ngân hàng (Hồ Hữu Tín - Trần Hùng Sơn): Những phản ứng chính sách khác nhau về việc đảm bảo tài chính của các ngân hàng châu Âu trong bối cảnh đại dịch sẽ cung cấp một khuôn khổ tiêu chí tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam.
Vì sao khối ngoại vẫn bán ròng mạnh? (Thanh Thủy): Có thể từ hai nguyên nhân chính: (i) lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng mạnh; (ii) vaccine và các gói kích thích tài khóa quy mô lớn khiến cho triển vọng phục hồi kinh tế ở Mỹ và các nước châu Âu trở nên sáng sủa hơn.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận AI như thế nào? (Bùi Thị Minh Hồng): Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa bao giờ dễ dàng.
Công nghiệp ô tô thế giới sẽ không còn như trước Covid-19 (Khương Quang Đồng): Đại dịch Covid-19 kết hợp với cuộc cách mạng công nghệ chuyển từ động cơ nhiệt sang động cơ điện đã biến công nghiệp ô tô thành một công trường vô cùng ngổn ngang.
Mỹ khởi động chuỗi công nghệ “không Trung Quốc” (Lạc Diệp): Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực xây dựng một chuỗi công nghệ mới “không Trung Quốc”, dựa trên nền tảng sản xuất nội địa và hợp tác với các đồng minh.
Phân tích về chiến lược mới của Trung Quốc (TS. Phạm Sỹ Thành): Có những điểm đáng lưu ý nào trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 14 và tầm nhìn đến 2035 của Trung Quốc?
Hành trình vào hoàng hôn của đô la Mỹ (tiếp theo kỳ trước) (Nguyễn Phán): Một quốc gia đã tìm cách thoát khỏi đô la Mỹ như Nga hiện vẫn giao dịch 33% bằng đô la Mỹ, 50% bằng euro và 17% bằng đồng rúp.
Ebook giáo khoa đắt gấp mười lần sách in (Nguyễn Vũ)”: Thủ thư các thư viện ở Anh đã ký tên vào bức thư ngỏ đòi điều tra việc các nhà xuất bản lợi dụng dịch Covid-19 để tăng giá sách điện tử.
Có camera - hãy cười lên (Thư Kỳ): Trí tuệ nhân tạo thông qua camera ghi nhận biểu cảm trên gương mặt để nhận diện cảm xúc con người là một công nghệ nằm lơ lửng trên ranh giới đúng sai, có lợi hay dễ bị lạm dụng, tùy theo mục đích sử dụng.
Chuỗi cung ứng cà phê toàn cầu đã khác (Nguyễn Quang Bình): Một số bạn trẻ đang kinh doanh cà phê theo con đường tìm tòi các loại cà phê ngon, sành điệu, đặc sản.
Vào cuộc đua nối thị trường du lịch quốc tế (Đào Loan): Hy vọng nối lại mảng du lịch quốc tế đã nhen nhóm khi độ phủ vaccine ngừa Covid-19 dần rộng hơn và Chính phủ bắt đầu tính đến kế hoạch cho người đã tiêm vaccine được nhập cảnh.
Dạo chợ gạo lớn nhất Việt Nam (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ”. Chợ gạo Bà Đắc (Cái Bè - Tiền Giang) hội đủ cả ba yếu tố.
Khi cái xấu không giấu (Hạ Lian): Công nghiệp thời trang không hy vọng nối lại mô hình kinh doanh trước đại dịch.
“Ẩn sâu trong mỗi người là tình yêu nước và khát khao sống đẹp” (Minh Tâm trò chuyện với bà Trần Thị Tuyết Nga – Giám đốc Khu du lịch Một thoáng Việt Nam nhân sự hồi sinh khu du lịch này).
Xây dựng chiến lược chuyển đối số (Vũ Tuấn Anh): Các giải pháp công nghệ chuyển đổi số cần gắn kết chặt chẽ với tầm nhìn, chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.
Công bằng trong tiêm ngừa Covid-19 mang lại lợi thế (Quỳnh Thư): Việt Nam vẫn chưa “toang” vì dịch Covid-19 chính nhờ Nhà nước quyết liệt thực hiện những điều cần làm và người dân tuân thủ nghiêm những yêu cầu đó. Nhà nước hãy tiếp tục giữ nghiêm sự công bằng trong việc tiêm vaccine ngừa Covid-19. Càng hạn chế tác hại của đại dịch bao nhiêu, Việt Nam càng có lợi khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi.
Bình đẳng giới bắt đầu từ… giới cần bình đẳng (Hiệu Minh): Ngày 8-3 càng được tổ chức linh đình, càng ăn uống, mua hoa thì càng chứng tỏ nam nữ bất bình đẳng…
Du lịch văn hóa tâm linh ở Hội An… (Phùng Tấn Đông): Du lịch văn hóa tâm linh ngày càng được quan tâm đưa vào thiết kế chương trình tour du lịch. Điểm qua vài nét về du lịch tâm linh ở Hội An (Quảng Nam).
Bỏ phố về rừng – không chỉ là chuyện lối sống (Thùy Linh): “Đi vào hoang dã” như tên phim của Sean Penn (Into the Wild) lại là xu hướng sống của những thanh niên đô thị độ tuổi 20-30. Động lực ngầm bên dưới xu hướng ấy là gì?
Từ gương soi bước ra (Trần Huy Minh Phương): Bước ra từ gương soi, ai không mong mình được tinh tươm, rờ rỡ…
Mời bạn đọc đón xem!
Xem thêm: lmth.oa-gnac-yagn-gnav-aig-1202-11-os-gstk/834413/nv.semitnogiaseht.www