- Những câu chuyện chống dịch ở vùng biên
- Những bác sĩ Công an trên tuyến đầu chống dịch COVID-19
- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch ở biên giới Campuchia
Ngày 23/02/2021, Đoàn thanh niên phường 4, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh đã bán 10 tấn bắp cải với giá 0 đồng sau khi bỏ ra khoảng 40 triệu đồng thu mua từ tỉnh Hải Dương. Ở nhiều địa phương trên cả nước cũng đã và đang xuất hiện thêm nhiều điểm bán su hào, bắp cải giải cứu cho bà con nông dân Hải Dương.
Để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, mỗi người dân không chỉ biết hy sinh những lợi ích cá nhân của mình mà còn gắng sức giúp đỡ lẫn nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những điều tốt đẹp đó, trong những ngay giãn cách xã hội cũng xuất hiện những bấp cập từ sự vô tâm và thiếu ý thức trong ứng xử văn hóa của nhiều người, tạo ra những bức xúc cần được chia sẻ để dư luận lên án.
Mặc dù những ngày qua, tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Cần Thơ… và nhiều địa phương khác đã dừng hoạt động các vũ trường, quán bar, karaoke để đảm bảo phòng dịch nhưng trên mạng xã hội, nhiều người đang than thở về một "đại dịch karaoke". Những "virus" âm thanh mang tên "Đắp mộ cuộc tình", "Chảy đi sông ơi", "Vùng lá me bay", "Đập vỡ cây đàn"… đang oanh tạc tại các khu dân cư nhưng chưa có một liều "vaccine" nào ngăn chặn được.
Mặc dù, chúng ta đã có quy định "Luật Bảo vệ môi trường" năm 2014 và của Chính phủ và Mục 2.1 của Thông tư 39/2010/TT-BTNMT về "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường", cụ thể: giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn tại khu vực thông thường (khu chung cư, các nhà ở riêng lẻ nằm cách biệt hoặc liền kề, khách sạn, nhà nghỉ, cơ quan hành chính) là: 70dBA (từ 6h đến 21h) và 55dBA (21h đến 6h).
Tuy nhiên, ngoài Thành phố Hồ Chí Minh xử lý khá quyết liệt, còn ở nhiều xã, phường vẫn còn lúng túng hay nể nang nên chưa giải quyết chưa triệt để vấn nạn. Những người thiếu ý thức thì vẫn khư kiểu "tôi có quyền", "làm gì được nhau" vì hàng xóm không phải là đồng nghiệp, bè bạn giao du với họ, Hay, bởi chính họ cũng không biết làm gì trong mùa đại dịch?
Mỗi người cần tự giải cứu mình khỏi những tin đồn hoang mang dẫn đến việc đổ xô đi tích trữ hàng hóa. |
"Năm covid thứ hai", học sinh, sinh viên ở nhiều địa phương phải nghỉ học theo từng đợt để đảm bảo công tác phòng dịch. Trên thực tế, tuy gặp nhiều khó khăn như việc mua thiết bị học tập của học sinh: Smartphone (điện thoại thông minh), Ipad, máy vi tính, laptop… Nhiều phụ huynh cũng không nắm được việc tải và hướng dẫn con em mình sử dụng phần mềm học trực tuyến trên thiết bị như: Zoom Cloud Meeting, Google Classroom, Skype… nhưng phải nói rằng, các thày cô, các em học sinh, sinh viên đã tìm cách sáng tạo, vượt khó đồng lòng cùng chính quyền và nhân dân cả nước chống dịch.
Nhưng không phải ở gia đình nào, phụ huynh nào cũng có ý thức tạo ra một background trong không gian học tập của con, gây khó khăn, khó xử cho các thầy, cô giáo. Từ không gian lớp học truyền thống đến không gian được kết nối tới các gia đình là điều chưa có tiền lệ trong giáo dục, từ đó dẫn đến những va chạm với thái độ ứng xử của các bậc phụ huynh. Việc đi lại liên tục, nói tục hay nhận xét về giáo viên lại ảnh hưởng đến background của con. Có lẽ, chính giáo viên và học sinh cũng đang cần một cuộc giải cứu về ứng xử văn hóa như thế.
Cuộc chiến chống đại dịch COVID - 19 không chỉ nóng trên mặt trận y tế mà trên cả mặt trận thông tin. Việc cập nhật thông tin, việc hợp tác cung cấp thông tin của các đối tượng F0, F1, F2… từ chính mỗi người sẽ góp phần đem lại hiệu quả trong việc phòng dịch.
Bởi thế, các cơ quan chức năng đã kịp thời xử lý các đối tượng tung tin giả (fake news) nhằm tránh gây hoang mang tâm lý dẫn đến việc tích lũy hàng hóa hay làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác… Nhưng đâu chỉ có thể, chính trong chúng ta cũng xuất hiện những tin đồn rỉ tai kiểu "nghe nói", "nghe bảo", "hình như"… để rồi tất cả đều lún sâu vào sự lo sợ.
Có thể đặt ra những câu hỏi: Mỗi người trong chúng ta đang là nạn nhân hay thủ phạm từ những câu chuyện vừa nêu trên? Chúng ta cần được giải cứu hay phải tự giải cứu mình khỏi những thói quen xấu?
1. Trước đây, nhiều người từng lo ngại về việc con người ngày nay ít quan tâm đến nhau trong thời đại công nghệ. Thậm chí, trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2018 đã có một câu hỏi ứng xử dành cho thí sinh Nguyễn Thị Thúy An như sau: "Người ta nhận xét ở thời đại công nghệ ngày nay, con người ngày càng ít quan tâm đến nhau. Bạn nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng lòng nhân ái sẽ không còn?".
Trong khi gân đây những lựa chọn các tiện ích công nghệ càng được người dân đặc biệt quan tâm và sử dụng để phòng trách dịch, nó trở thành cứu cánh cho ngành giáo dục, kinh tế dịch vụ, cho công tác tuyên truyền y tế… Nhưng kì thực, khi khoa học, công nghệ càng phát triển chúng ta lại càng cần đến sự kết nối thân thiện trên nhiều bình diện mà ở đó văn hóa ứng xử là điều quan trọng.
Ai cũng có thể sống lì lợm, bất chấp nhưng không ai không cần đến sự giao tiếp với cộng đồng. Bước vào trạng thái bình thường mới, việc được gặp gỡ, tiếp xúc với hàng xóm láng giềng, với người thân càng trở nên quý giá, cần được trân trọng. Thói ích kỉ tạo ra "đại dịch karaoke", đánh mất tình làng nghĩa xóm sẽ phải trả giá nếu một ngày nào đó những quán nhậu, cà phê, vũ trường… đóng cửa, anh sẽ còn ai để giao tiếp?
Việc giãn cách xã hội khiến nhiều người phải dừng các hoạt động, họ không biết làm gì để giải tỏa những bức bối. Điều đó cũng thể hiện khả năng tự chủ của bản thân, họ vẫn phải dựa vào các thói quen giết thời gian bởi chưa đủ mạnh mẽ đối mặt với những yêu cầu phải phản tỉnh, suy ngẫm lại công việc, ứng xử hay tập trung xây dựng những kế hoạch, dự định của mình.
2. Khi chúng ta thiếu ý thức giáo dục thì không thể mong có được một nền giáo dục tiến bộ với chính con em mình. Câu chuyện về sự xung đột giữa chiếc tivi thời đổi mới và không gian học tập của con trong mỗi gia đình vẫn còn đó.
Sự tham lam, ích kỉ của chúng ta sẽ đánh mất cơ hội trong tương lai của con trẻ. Và có lẽ, cách ứng xử thiếu văn minh, lịch sự, phi giáo dục sẽ đánh mất thể diện, sự tự tin của con em mình trước cộng đồng, làm mất đi những cơ hội giúp trẻ hòa nhập tốt nhất.
Phụ huynh không chỉ cần thân thiện và hợp tác với giáo viên theo kiểu "muốn con hay chữ phải yêu lấy thày" như câu thành ngữ trong dân gian. Các bậc cha mẹ cần tận dụng cơ hội học cùng con để chung sức với nhà trường cùng đem lại những điều tốt nhất cho chính con em của mình.
Thiết nghĩ, khi lớp học đã về đến nhà mình, ta không nên tiếp tục khoán trắng việc học hành của con cái cho nhà trường. Trong một xã hội hiện đại, bạn muốn đi xa, muốn thành công, muốn hạnh phúc… thì hãy chấp nhận là người học sinh ở bất kì một hoàn cảnh nào. Học cùng con, học để giám sát con, học để biết thực tế cuộc sống có những khó khăn gì?
3. Ở thời đại nào thông tin cũng cần có giá trị. Bởi thế, thông tin càng không thể là "món đồ nhặt được" với giá hời theo kiểu rỉ tai nhau với những lời thêm bớt, đồn đoán, hù dọa… để thỏa thú vui tạo thông tin (buôn chuyện, bịa chuyện) hay thể hiện tầm vóc, mối quan hệ của bản thân trước người khác như một thứ danh hão. Việc bạn nhận thông tin, đánh giá và sàng lọc không chỉ nói lên nhân cách của bạn mà còn là cách tạo ra một thứ vaccine chống lại xự xâm nhập của tin rác trong cuộc sống.
Đại dịch COVID - 19 tái bùng phát đặt ra những thách thức, những bất cập. Bởi lẽ đó rất cần một sự đồng thuận, phê phán từ cộng đồng để những bức xúc trở thành sự nhắc nhở, cảnh tỉnh và chuyển hóa thành sự thay đổi. Nhưng bản thân mỗi người cũng cần đến sự ý thức để tự giải cứu mình khỏi những hành động, ý nghĩ sai lầm làm ảnh hưởng đến cộng đồng để có một cuộc sống chất lượng hơn trong trạng thái bình thường mới…
Kiến VănXem thêm: /867236-uuc-iaig-nac-ia-gnuhn-hcid-aum-gnorT/na-gnoc-ehgn-nav-nad-neid/nv.moc.dnac.acnv