Khám xét cây xăng Vân Trúc ở Bình Dương ngày 9-3 - Ảnh: B.S
Đó là thiệt thòi rất lớn mà người tiêu dùng phải gánh chịu.
Mỗi lần rộ lên xăng giả, mọi người nhìn chiếc xe của mình rồi hi vọng mình không phải là nạn nhân, không mua nhầm xăng giả!
Những gì đang diễn ra trên thị trường xăng dầu, với hàng loạt vụ nhập lậu và làm xăng dầu giả bị phát hiện, nên được xem là bất thường.
Vì sao một mặt hàng chiến lược, liên quan an ninh năng lượng quốc gia, được quản lý theo diện kinh doanh có điều kiện nhưng lại rộ lên những vụ làm ăn phi pháp như thế? Sự bất thường này lộ ra ở những điểm như sau:
Thứ nhất, không phải ai cũng được nhập khẩu, làm tổng đại lý hay bán lẻ xăng dầu. Tất cả đều phải thỏa nhiều quy định, ấy vậy mà xen trong thị trường này là những đường dây làm xăng giả xuyên tỉnh quy mô lên đến hàng trăm triệu lít.
Thứ hai, hệ thống phân phối xăng dầu vốn được quản rất chặt nhưng nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu lại xem bán hàng giả, hàng lậu là cách thu lợi khủng, tạo bất bình đẳng trong kinh doanh với doanh nghiệp tuân thủ luật pháp.
Thứ ba, xăng dầu có liên quan đến thu ngân sách quốc gia nhưng vẫn có hàng triệu lít xăng dầu được nhập lậu vào Việt Nam, thất thu thuế rất lớn mà phần nổi là những vụ bắt tàu dầu lậu của cảnh sát biển các nơi....
Thứ tư, xăng dầu có liên quan đến hàng triệu người, nhưng trong các vụ xăng giả họ vẫn chưa được bảo vệ, điều đó cho thấy quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu chưa đủ sức để bảo vệ người tiêu dùng.
Trong hàng chục năm qua, Bộ Công thương và các cơ quan liên quan đã nhiều lần trình Chính phủ sửa đổi, hoàn thiện quy chế quản lý kinh doanh xăng dầu. Có lúc cơ chế được sửa thật thông thoáng cho người kinh doanh nhưng chưa thấy những "bản vá" cập nhật để bịt lỗ hổng nhằm ngăn chặn gian lận, qua đó bảo vệ người tiêu dùng.
Xăng giả, xăng lậu không bán ở vài cây xăng mà có mạng lưới phân phối rộng khắp. Xăng giả vẫn được tiêu thụ dễ dàng và trở thành ngành kinh doanh "siêu lợi nhuận". Một người làm ăn phi pháp kiếm được lợi nhuận khủng, người khác bắt chước làm theo.
Phải chăng đó là lý do khiến cho liên tục phát hiện những vụ làm xăng giả? Cứ thế, nạn nhân của nó còn rất dài, đó là những nạn nhân không tên, mà ai cũng có thể trở thành những nạn nhân không tên.
Vì vậy, ngay lúc này phải vá ngay lại lỗ hổng quản lý. Bộ Công thương cần rà soát, đề xuất hoàn chỉnh lại quy định về kinh doanh xăng dầu, để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước (không thất thoát thuế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia); thêm điều khoản cho phép người tiêu dùng có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của mình; và quan trọng hơn là phải kiến nghị để có giải pháp phối hợp cùng ngăn chặn triệt để nạn buôn lậu xăng dầu trên biển, xuyên biên giới.
Có chặn bên ngoài, siết khâu phân phối bên trong mới hi vọng loại hàng giả, hàng lậu ra khỏi thị trường xăng dầu.
Không thể để mãi tình trạng mặt hàng chiến lược quốc gia lại phải sống chung với hàng giả, hàng lậu, còn người tiêu dùng bị xâm hại quyền lợi nhưng chẳng mấy khi được xướng tên dù họ đã chi hàng ngàn tỉ đồng mà lại mua nhầm hàng giả.
TTO - Vụ pha chế 2,7 triệu lít xăng giả được Công an tỉnh Đồng Nai triệt phá đang được mở rộng, diễn biến mới nhất là công an bao vây để khám xét tại nhiều cây xăng lớn ở tỉnh Bình Dương.
Xem thêm: mth.82165057011301202-aig-gnax-mahn-aum/nv.ertiout