Mobile Money - tiền di động - phương thức thanh toán sử dụng tài khoản viễn thông di động cho các giao dịch có giá trị nhỏ vừa được Thủ tướng chính phủ cho phép thí điểm là chủ đề đang thu hút sự quan tâm của giới công nghệ tài chính.
Lợi thế khi triển khai mô hình mới này rõ ràng thuộc về các nhà mạng lớn với 95% người dùng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, các trung gian thanh toán hay các doanh nghiệp công nghệ cũng hoàn toàn có thể tham gia thị trường mới mẻ này.
VNPT, MobiFone và Viettel đều cho biết đã có sẵn phương án trình Ngân hàng Nhà nước để phê duyệt thực hiện mô hình ngay từ đầu quý II hoặc thậm chí sớm hơn. Các nhà mạng nhỏ hơn như Vietnammobile, I-Telecom hay Reddi đều khẳng định quan tâm tới hình thức thanh toán mới này và sẽ sớm thực hiện xin cấp phép.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp công nghệ, các fintech cũng có kế hoạch tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp.
Trong bối cảnh chính phủ đang đẩy mạnh mục tiêu tiến tới Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, Mobile Money được coi là một động lực lớn, giúp nhanh chóng phổ cập thanh toán số tới toàn dân. Tuy nhiên, dịch vụ này cũng sẽ tạo ra nhiều thay đổi rất lớn ngành tài chính ngân hàng.
Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2022 Việt Nam sẽ tắt sóng 2G, do đó các nhà cung cấp cho biết sẽ chỉ tập trung phát triển Mobile Money trên nền smartphone.
VTV.vn - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm Tiền Di động - Mobile Money.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.97214130111301202-nol-gnam-ahn-cac-gneir-auc-gnohk-ioh-oc-yenom-elibom/et-hnik/nv.vtv