vĐồng tin tức tài chính 365

EU triển khai kế hoạch ‘la bàn số’ để thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ

2021-03-11 14:20

EU triển khai kế hoạch ‘la bàn số’ để thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ

Khánh Lan

(KTSG Online) - Liên minh châu Âu (EU) cam kết dành đầu tư 166 tỉ đô la Mỹ để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật số thế hệ tiếp theo trong thập niên 2020 khi khu vực này tìm cách thu hẹp khoảng cách ngày càng nới rộng với Mỹ và các đối thủ ở Đông Á bao gồm Trung Quốc ở các công nghệ tiên tiến như chip và trí tuệ nhân tạo.

Các nhân viên kỹ thuật làm việc bên trong một nhà máy của Công ty bán dẫn ASML ở Hà Lan. Ảnh: Reuters

Củng cố chủ quyền kỹ thuật số

Hôm 9-3, EU công bố kế hoạch ‘La bàn số’ (Digital Compass) nhằm mục đích tăng quyền tự chủ về công nghệ của khối vào năm 2030. Trọng tâm của kế hoạch là đầu tư 140 tỉ euro (166 tỉ đô la Mỹ) vào ngành công nghiệp kỹ thuật số trong 2-3 nắm tới. Nguồn ngân sách của kế hoạch được trích từ gói gói phục hồi kinh tế Covid-19 trị giá 2.000 tỉ đô la của EU.

Châu Âu cần củng cố điều mà các nhà chính trị gọi là ‘chủ quyền kỹ thuật số’, vốn đang trở thành vấn đề cấp bách bởi các tranh chấp thương mại với Mỹ thời cựu Tổng thống Donald Trump và căng thẳng địa chính trị ngày càng tăng với Trung Quốc.

Trong năm qua, tình trạng tắc nghẽn của các chuỗi cung ứng do lệnh phong tỏa trong thời dịch bệnh Covid-19 và tình trạng thiếu các sản phẫm chip quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô, trụ cột của nền kinh tế khu vực, đã làm tăng thêm nhận thức của châu Âu về sự phụ thuộc của các ngành công nghiệp này vào các nền kinh tế khác.

Mỹ cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Tháng trước, Tổng thống Joe Biden đã ban hành một sắc lệnh hành pháp để khởi động một cuộc điều tra đánh giá các sản phẩm và lĩnh vực mà Mỹ có thể đối mặt với nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng do các yếu tố bao gồm ‘cạnh tranh địa chính trị và kinh tế’.

Đánh giá ban đầu sẽ tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao bao gồm chất bán dẫn, pin xe điện, một số thành phần dược phẩm và các nguyên tố và khoáng chất quan trọng.  Trong sắc lệnh, ông Biden nhấn mạnh: “Chúng ta không nên phụ thuộc vào một nước ngoài nào, đặc biệt là nước không có cùng lợi ích hay hệ giá trị với chúng ta, để bảo vệ và phục vụ người dân trong khi tình trạng khẩn cấp quốc gia xảy ra”.

Kế hoạch mới của châu Âu, được xây dựng dựa trên chương trình nghị sự kỹ thuật số mà EU ban hành hồi năm ngoái, tìm cách tăng tốc cuộc chuyển đổi số ở các doanh nghiệp và dịch vụ công châu Âu, cải thiện kỹ năng kỹ thuật số của người dân châu Âu và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

Nâng thị phần chip toàn cầu lên mức 20%

Các mục tiêu cụ thể của kế hoạch ‘La bàn số’ bao gồm châu Âu phải sản xuất ít nhất 20% sản phẩm chip cầu tính theo giá trị vào năm 2030, tăng so với mức 10% vào năm ngoái, theo Ủy ban châu Âu (EC), cơ quan hành pháp của EU.
Với kế hoạch này, EU sẽ cạnh tranh với các sáng kiến ​​chip khác trên thế giới. Năm 2019, Trung Quốc đã thành lập quỹ trị giá 29 tỉ đô la Mỹ để thúc đẩy ngành công nghiệp chip trong nước và trong tuần qua, tại kỳ họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách của nước này đã công bố kế hoạch tăng tốc phát triển các công nghệ tiên tiến, bao gồm chip, trong 5 năm tới.

Quốc hội Mỹ gần đây thông qua luật cung cấp cho giới doanh công ty chip trong nước các khoản trợ cấp và ưu đãi tài chính, có thể lên tới hàng tỉ đô la cho mỗi dự án nghiên cứu và sản xuất chip.

Nỗ lực chuyển thị phần chip sang các công ty châu Âu từ những ‘người khổng lồ chip’ ở châu Á và Mỹ sẽ là một thách thức lớn. Châu Âu thiếu những công ty chip tầm cỡ Intel  (Mỹ) hoặc TSMC (Đài Loan), những nhà sản xuất đang chiếm lĩnh các phân khúc lớn nhất của ngành công nghiệp chip, bao gồm trung tâm dữ liệu, điện thoại thông minh và máy tính xách tay.

Châu Âu từng thúc đẩy thành công một số ngành công nghệ. Hãng máy bay Airbus, hệ thống tàu cao tốc TGV của Pháp và điện thoại di động sử dụng mạng GSM đều ra đời từ các dự án do các chính phủ tài trợ.

Các chương trình nghiên cứu công nghệ theo sáng kiến Horizon của EU trong nhiều năm đã tài trợ cho việc phát triển các bí quyết cơ bản như chế tạo máy bay trực thăng bay êm hơn, nhưng các công ty châu Âu thường không thể biến thành quả nghiên cứu thành lợi nhuận thương mại.

Các công ty bán dẫn lớn nhất châu Âu bao gồm ASML của Hà Lan, nhà cung cấp máy sản xuất chip hàng đầu thế giới, cũng như Infineon Technologies  (Đức) và NXP Semiconductors (Hà Lan), hai nhà sản xuất chip cho ngành công nghiệp và các ngành công nghiệp khác.

Dan Wang, nhà phân tích công nghệ ở Công ty Gavekal Dragonomics, nhận định thực tế đã chứng minh rằng rất khó để thay đổi hiện trạng của ngành công nghiệp chip. Ông nói: “Tấm gương của Trung Quốc cho thấy việc rót tiền ồ ạt vào ngành công nghiệp chip không đảm bảo thành công. Trong vài thập kỷ qua, châu Âu chứng kiến ​​số lượng các công ty bán dẫn ở khu vực này giảm dần, vì vậy,  EU cần nỗ lực rất lớn để cạnh tranh vị trí dẫn đầu của Mỹ và châu Á, những nơi cũng đang đầu tư mạnh mẽ cho ngành công nghiệp chip”.

Mặc dù có sự ủng hộ rộng rãi trên toàn châu Âu về nhu cầu giảm phụ thuộc vào những nước khác trong các lĩnh vực quan trọng, nhưng các thành viên EU vẫn còn chia rẽ về cách tránh chủ nghĩa bảo hộ và liệu các sản phẩm công nghệ do EU sản xuất có phải là con đường tốt hơn so với việc đa dạng hóa rộng rãi chuỗi cung ứng hay không.

Gần đây hơn, vào năm 2017, EU đã thành lập Liên minh Pin Châu Âu, một cơ chế đối tác công tư nhằm phát triển các công nghệ lưu trữ điện cần thiết cho xe điện, lưới điện phát thải thấp và các ứng dụng khác. Năm 2019, Đức, Pháp và các nước EU đã khởi động một dự án điện toán đám mây theo cơ chế đối tác công tư ở châu Âu, có tên gọi Gaia-X, nhằm giảm sự phụ thuộc vào các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ và Trung Quốc.

Theo Wall Street Journal

Xem thêm: lmth.ym-iov-ehgn-gnoc-hcac-gnaohk-peh-uht-ed-os-nab-al-hcaoh-ek-iahk-neirt-ue/164413/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“EU triển khai kế hoạch ‘la bàn số’ để thu hẹp khoảng cách công nghệ với Mỹ”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools