Xu hướng tăng lãi suất huy động tiền đồng tiếp tục lan sang một số ngân hàng thương mại trong các ngày đầu tháng 3.
Nhiều ngân hàng tăng lãi suấtCác khảo sát thị trường của chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy, mặt bằng lãi suất huy động tiền đồng (VND) có xu hướng được điều chỉnh tăng lên tại nhiều ngân hàng thương mại cổ phần.
Cụ thể theo thu thập thông tin của BVSC, lãi suất tiết kiệm của một số ngân hàng trên thị trường có diễn biến tăng nhẹ từ đầu tháng 3 tới nay.
Gần đây nhất, một số ngân hàng gốc quốc doanh như Ngân hàng Nông nghiệp (Agribank) và Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) cùng tăng 0,3% đối với kỳ hạn 6 tháng và tăng lần lượt 0,7% và 0,9% đối với kỳ hạn 12 tháng.
Cũng theo BVSC, trước đó một số ngân hàng thương mại như Ngân hàng Quân đội (MBB) và Ngân hàng Kỹ thương (TCB) cũng thực hiện nâng lãi suất tiết kiệm đối với một số kỳ hạn.
Théo đó lãi suất tiết kiệm ở các kỳ hạn 12 tháng được nâng lên 5,25-5,3%/năm và lãi suất kỳ hạn 6 tháng được nâng lên 4,5-4,68%/năm.
"Ngược lại, lãi suất tiết kiệm của các ngân hàng BIDV, Vietinbank và Sacombank giữ nguyên không đổi ở cả hai loại kỳ hạn" - BVSC cho hay.
Trong khi đó trên thị trường vay mượn vốn giữa các ngân hàng với nhau (thị trường liên ngân hàng), lãi suất giao dịch trong tuần đầu của tháng 3.2021 tiếp tục duy trì ở mức thấp ở cả 3 kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần.
Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng ở kỳ hạn 1 tuần và 2 tuần có chung diễn biến giảm nhẹ, với mức giảm 0,04% và 0,14% so với tuần trước đó, xuống mức 0,43% và 0,56%/năm.
Trong khi đó, lãi suất liên ngân hàng ở kỳ hạn qua đêm giữ nguyên không đổi sau 7 ngày, tiếp tục ở mức 0,29%/năm. Như vậy, lãi suất liên ngân hàng hiện tại đã quay về mặt bằng thấp của năm 2020.
Cũng trong tuần đầu của tháng 3. 2021, Ngân hàng Nhà nước không có thêm các hoạt động bơm hút vốn trên thị trường mở. "Thanh khoản hệ thống ngân hàng hiện vẫn đang ở trạng thái dồi dào, do đó Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa chịu áp lực can thiệp vào thị trường mở" - BVSC cho hay.
Lý giải về trạng thái dồi dào của thanh khoản hệ thống ngân hàng trong các tháng đầu năm, nhiều chuyên gia phân tích tài chính trước đó cho rằng, việc các dự án vẫn chưa được triển khai trên diện rộng dẫn đến nhu cầu nguồn vốn chưa cao là yếu tố chính dẫn đến thanh khoản hệ thống ngân hàng vẫn đang được duy trì ở trạng thái dồi dào.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát có thể kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục trở lại và việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 bắt đầu được triển khai, trong khi lạm phát tăng trở lại (chỉ số tiêu dùng CPI tháng 2 tăng 01,52% so với tháng trước – mức tăng tháng 2 cao nhất trong vòng 8 năm gần đây), lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ có diễn biến tăng trở lại trong thời gian tới.
Lãi suất trên 7% khá phổ biến
Thực tế theo khảo sát của PV Báo Lao Động, trong khi mặt bằng lãi suất huy động cao nhất hiện phổ biến trong khoảng trên dưới 6%/năm, nhiều ngân hàng cổ phần đang trả lãi suất tới 7-7,1%/năm, thậm chí là cao hơn.
Trong đó, lãi suất huy động cao nhất tại ngân hàng VietABank hiện lên tới 7,1%/năm, áp dụng cho khách hàng gửi ở kỳ hạn 15 và 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ; 6,1%/năm ở kỳ hạn 6 tháng đến 9 tháng.Ngân hàng Liên doanh Việt - Nga (VRB) hiện cũng đang trả lãi suất cao nhất là 7,0%/năm áp dụng cho kỳ hạn 24 và 36 tháng. Với kỳ hạn 6 tháng đến 9 tháng, lãi suất dao động từ 5,7 – 5,7%/năm.
Tại Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank), khách hàng gửi tiền trực tuyến hiện có thể nhận được lãi suất 7,1 - 7,3% khi gửi tiền ở 5 kỳ hạn từ 13 tháng đến 36 tháng.
Đáng chú ý tại một số ngân hàng quy mô nhỏ và với một số sản phẩm huy động riêng biệt, lãi suất thậm chí tiến sát mốc 8%/năm.
Như tại Ngân hàng Sài Gòn (SCB), lãi suất tiền gửi tiết kiệm thông thương áp dụng với kỳ hạn 13 hiện lên đến 7,6%/năm.
Xem thêm: odl.890888-man8-com-tas-neit-gnor-nal-taus-ial-gnat-gnos/et-hnik/nv.gnodoal