vĐồng tin tức tài chính 365

Gần 90% doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19

2021-03-12 13:53
Gần 90% doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 - Ảnh 1.

Khoảng 30% lao động trong doanh nghiệp bị sa thải do ảnh hưởng dịch COVID-19 - Ảnh: Q.P

Đại diện cho nhóm nghiên cứu trình bày báo cáo tác động của dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam, ông Đậu Anh Tuấn - trưởng ban pháp chế, VCCI - cho biết khảo sát đánh giá đã ghi nhận ý kiến của gần 10.200 doanh nghiệp trên cả nước đánh giá tác động của dịch bệnh, các giải pháp ứng phó và hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ trong năm 2020.

Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp Việt Nam, do VCCI phối hợp với WB thực hiện, nhấn mạnh đại dịch COVID-19 đã gây tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát đánh giá cho thấy 87,2% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh, chỉ có 11% không ảnh hưởng gì, và gần 2% vẫn kinh doanh tốt.

Trong số 8.633 doanh nghiệp tư nhân trong nước tham gia khảo sát có 87,1% doanh nghiệp cho biết chịu ảnh hưởng tiêu cực, 11% doanh nghiệp không bị ảnh hưởng, 2% doanh nghiệp hoạt động tích cực. 

Lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất là may mặc (97% doanh nghiệp), thông tin, truyền thông (96% doanh nghiệp), thiết bị điện (94% doanh nghiệp), sản xuất xe có động cơ (93% doanh nghiệp)…

Tương tự, kết quả khảo sát 1.564 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng ghi nhận 87,9% chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, 11,4% không ảnh hưởng gì, chỉ có 0,8% vẫn kinh doanh tốt.

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 35% doanh nghiệp tư nhân trong nước, 22% doanh nghiệp FDI cho biết phải sa thải lao động do tình hình kinh doanh suy giảm. Số lao động buộc phải nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết bốn ảnh hưởng lớn của dịch bệnh tới hoạt động kinh doanh là khó tiếp cận khách hàng, thiếu hụt dòng tiền, phải giảm lao động và đứt gãy chuỗi cung ứng.

Theo ông Vũ Tiến Lộc - chủ tịch VCCI, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của COVID-19 là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, doanh nghiệp non trẻ thành lập chưa được 3 năm.

Tín hiệu tích cực được ghi nhận trong báo cáo tác động của dịch đối với doanh nghiệp Việt Nam vừa công bố là có hơn 70% doanh nghiệp đánh giá các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là hữu ích.

Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, tháng 3-2020, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị 11 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Trong năm 2020, có 95 văn bản của cấp trung ương, cấp địa phương ban hành liên quan tới các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch bệnh.

Một số gói hỗ trợ lớn được Chính phủ tung ra, đó là gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỉ đồng, gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỉ đồng, gói hỗ trợ giãn, giảm thuế, phí, tiền sử dụng đất 180.000 tỉ đồng, gói hỗ trợ trả lương lao động 16.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Đậu Anh Tuấn, vẫn còn nhiều dư địa để nâng cao hiệu quả chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Trong các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiệp được khảo sát cho biết chính sách gia hạn về thuế dễ tiếp cận nhất, trong khi chính sách vay tín dụng lãi suất 0% để trả lương cho người lao động khó tiếp cận nhất.

Đa số doanh nghiệp mong muốn Chính phủ tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ảnh hưởng bởi dịch bệnh, kéo dài chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giãn thuế, gia hạn nộp thuế, giảm gia hạn các khoản đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn trong năm 2021 và 2022.

Doanh nghiệp muốn Chính phủ tiếp tục giảm thuế, tăng cường gói hỗ trợDoanh nghiệp muốn Chính phủ tiếp tục giảm thuế, tăng cường gói hỗ trợ

TTO - Tốc độ tăng trưởng doanh thu kép (CAGR) của khu vực kinh tế tư nhân đạt mức trung bình cao nhất và để tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định, hoạt động tốt hơn sau đại dịch, họ cần được hỗ trợ giảm thuế, lãi suất tín dụng...

Xem thêm: mth.47960542121301202-91-divoc-iob-en-gnan-gnouh-hna-peihgn-hnaod-09-nag/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Gần 90% doanh nghiệp ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools